Tòa án xét lại bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm có nhiệm vụ gì?
- Tòa án xét lại bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm có nhiệm vụ gì?
- Tòa án xét lại bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao có được thực hiện thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án, vụ việc không?
Tòa án xét lại bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm có nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có quy định về nhiệm vụ của Tòa án xét lại bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Toà án xét lại bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
1. Giám đốc thẩm có nhiệm vụ xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của luật; kiểm tra tính đúng đắn của bản án, quyết định; bảo vệ bản án, quyết định đã xét xử, giải quyết đúng pháp luật; khắc phục những sai sót trong bản án, quyết định; bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
Tái thẩm có nhiệm vụ xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị do có tình tiết mới theo quy định của luật.
...
Theo đó, Tòa án xét lại bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm sẽ có nhiệm vụ như sau:
- Xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của luật;
- Kiểm tra tính đúng đắn của bản án, quyết định;
- Bảo vệ bản án, quyết định đã xét xử, giải quyết đúng pháp luật;
- Khắc phục những sai sót trong bản án, quyết định;
- Bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
Ngoài ra, Tòa án xét lại bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm có nhiệm vụ xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị do có tình tiết mới theo quy định của luật.
Tòa án xét lại bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm có nhiệm vụ gì? (Hình từ Internet)
Tòa án xét lại bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 25 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có quy định như sau:
Theo đó, Tòa án xét lại bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
(1) Nhận, thụ lý, giải quyết đơn đề nghị, kiến nghị, kháng nghị, thông báo đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
(2) Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ vụ án, vụ việc;
(3) Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm hoặc thông báo trả lời đơn;
(4) Hoãn, yêu cầu hoãn, tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của luật;
(5) Thụ lý vụ án, vụ việc để xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm;
(6) Thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm;
(7) Tổ chức phiên tòa xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm;
(8) Ban hành quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm;
(9) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định:
- Phát hiện, kiến nghị về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc;
- Giải thích áp dụng pháp luật trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc;
(10) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao có được thực hiện thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án, vụ việc không?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 52 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có quy định như sau:
Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao
1. Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao gồm Chánh án, các Phó Chánh án và một số Thẩm phán Tòa án nhân dân do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao.
Số lượng thành viên Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao không ít hơn 11 người và không quá 13 người.
2. Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án, vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật;
b) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 3 của Luật này;
c) Thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử; đề xuất án lệ;
d) Thảo luận về kiến nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao;
đ) Thảo luận về chương trình, kế hoạch công tác của Tòa án nhân dân cấp cao;
e) Thảo luận, góp ý kiến đối với báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao về công tác của Tòa án nhân dân cấp cao để báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
3. Phiên họp của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao phải có ít nhất là hai phần ba tổng số thành viên tham gia; quyết định của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao phải được quá nửa tổng số thành viên Ủy ban Thẩm phán biểu quyết tán thành.
Như vậy, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao sẽ có quyền giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án, vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật





Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sắp xếp tổ chức Quân đội và cơ quan quân sự cấp huyện theo Kết luận 126-KL/TW do cơ quan nào nghiên cứu thực hiện?
- Đề án sáp nhập tỉnh có phải lấy ý kiến người dân không? Lấy ý kiến người dân thông qua hình thức nào?
- Mùng 1 tháng 2 âm lịch là ngày mấy dương, thứ mấy? Mùng 1 tháng 2 âm lịch có được nghỉ làm không?
- Thông tin sáp nhập các tỉnh thành Việt Nam được đề cập tại Kết luận 126-KL/TW năm 2025 thế nào?
- Mẫu Hướng dẫn bầu chi ủy chi bộ là mẫu nào? Tải mẫu Hướng dẫn nguyên tắc, thể lệ bầu cử chi ủy chi bộ?