Trợ lý báo chí là công dân Việt Nam hay công dân nước ngoài? Có được hưởng quy chế phóng viên thường trú không?
Trợ lý báo chí là công dân Việt Nam hay công dân nước ngoài?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định 88/2012/NĐ-CP có giải thích như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Báo chí nước ngoài là cơ quan thông tấn, phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử và các loại hình báo chí khác của nước ngoài.
2. Văn phòng báo chí nước ngoài thường trú là Văn phòng đại diện của báo chí nước ngoài tại Việt Nam, sau đây gọi là Văn phòng thường trú.
3. Phóng viên nước ngoài là phóng viên, biên tập viên làm việc cho báo chí nước ngoài.
4. Phóng viên nước ngoài thường trú là phóng viên nước ngoài được báo chí nước ngoài cử làm việc tại Văn phòng thường trú theo chế độ phóng viên thường trú tại Việt Nam, sau đây gọi là phóng viên thường trú.
5. Phóng viên nước ngoài không thường trú là phóng viên nước ngoài vào Việt Nam hoạt động thông tin, báo chí ngắn hạn và không được hưởng chế độ phóng viên thường trú, sau đây gọi là phóng viên không thường trú.
6. Trợ lý báo chí là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng chính thức cho Văn phòng thường trú tại Việt Nam để hỗ trợ phóng viên thường trú và Văn phòng thường trú trong các hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam.
7. Cộng tác viên là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang cư trú và làm việc hợp pháp ở Việt Nam được Văn phòng thường trú tuyển dụng để hỗ trợ cho một số hoạt động thông tin, báo chí cụ thể của phóng viên thường trú, Văn phòng thường trú trong một thời gian nhất định.
8. Cơ quan đại diện nước ngoài là cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế liên chính phủ và các cơ quan khác của nước ngoài được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự ở Việt Nam.
9. Tổ chức nước ngoài là cơ quan đại diện của tổ chức phi chính phủ và các tổ chức nước ngoài khác tại Việt Nam.
...
Như vậy, trợ lý báo chí là công dân Việt Nam. Theo đó, trợ lý báo chí làm việc theo hợp đồng chính thức cho Văn phòng thường trú tại Việt Nam để hỗ trợ phóng viên thường trú và Văn phòng thường trú trong các hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam.
Trợ lý báo chí là công dân Việt Nam hay công dân nước ngoài? Có được hưởng quy chế phóng viên thường trú không? (Hình từ Internet)
Trợ lý báo chí có được hưởng quy chế phóng viên thường trú không?
Căn cứ khoản 2 Điều 14 Nghị định 88/2012/NĐ-CP có quy định như sau:
Trợ lý báo chí của Văn phòng thường trú
...
2. Trợ lý báo chí được phép thực hiện các công việc hỗ trợ hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên thường trú và Văn phòng thường trú lại Việt Nam như chụp ảnh, quay phim, phiên dịch và các công việc hành chính hỗ trợ cho hoạt động của Văn phòng thường trú. Trợ lý báo chí không được hưởng quy chế phóng viên thường trú và không được tiến hành các hoạt động thông tin, báo chí thay phóng viên thường trú.
3. Bộ Ngoại giao là cơ quan cung ứng trợ lý báo chí cho các Văn phòng thường trú. Việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý trợ lý báo chí phải thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam.
Như vậy, trợ lý báo chí không được hưởng quy chế phóng viên thường trú, đồng thời không được tiến hành các hoạt động thông tin, báo chí thay phóng viên thường trú.
Thông tin cá nhân của người được đề nghị cấp phép làm trợ lý báo chí có cần xác nhận của địa phương không?
Theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 88/2012/NĐ-CP có quy định như sau:
Trợ lý báo chí của Văn phòng thường trú
1. Văn phòng thường trú được phép thuê trợ lý báo chí để hỗ trợ các hoạt động của Văn phòng thường trú, phóng viên thường trú. Văn phòng thường trú có đề nghị thuê trợ lý báo chí gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Ngoại giao. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng thường trú.
Hồ sơ đề nghị cấp phép làm trợ lý báo chí gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp phép làm trợ lý báo chí của Trưởng Văn phòng thường trú theo mẫu do Bộ Ngoại giao ban hành.
b) Thông tin cá nhân có xác nhận của chính quyền địa phương đối với người được đề nghị cấp phép làm trợ lý báo chí.
c) 02 ảnh chân dung 03 cm x 04 cm của người được đề nghị cấp phép làm trợ lý báo chí.
...
Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp phép làm trợ lý báo chí gồm các giấy tờ sau:
(1) Văn bản đề nghị cấp phép làm trợ lý báo chí của Trưởng Văn phòng thường trú.
(2) Thông tin cá nhân có xác nhận của chính quyền địa phương của người được đề nghị cấp phép làm trợ lý báo chí.
(3) 02 ảnh chân dung 03 cm x 04 cm của người được đề nghị cấp phép làm trợ lý báo chí.
Như vậy, thông tin cá nhân của người được đề nghị cấp phép làm trợ lý báo chí phải có xác nhận của địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?