Trình tự, thủ tục quyết định thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt được pháp luật quy định như thế nào?

Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt sẽ do cơ quan nào quyết định thành lập? Trình tự, thủ tục quyết định thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt được pháp luật quy định như thế nào?

Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do cơ quan nào quyết định thành lập?

Căn cứ Điều 74 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về đơn vụ hành chính- kinh tế đặc biệt như sau:

“Điều 74. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quyết định thành lập, được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt về kinh tế - xã hội, có chính quyền địa phương được tổ chức phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó.”

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quyết định thành lập, được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt về kinh tế - xã hội, có chính quyền địa phương được tổ chức phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó.

Tổ chức chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 75 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 (được sửa đổi bởi khoản 25 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019) quy định về tổ chức chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt như sau:

“Điều 75. Tổ chức chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
Việc tổ chức chính quyền địa phương, nhiệm vụ, quyền hạn và nguyên tắc tổ chức, phương thức hoạt động của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định khi thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó.”

Như vậy, việc tổ chức chính quyền địa phương, nhiệm vụ, quyền hạn và nguyên tắc tổ chức, phương thức hoạt động của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt sẽ do Quốc hội quy định.

Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

Trình tự, thủ tục quyết định thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

Căn cứ Điều 76 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về trình tự, thủ tục quyết định thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt như sau:

“Điều 76. Trình tự, thủ tục quyết định thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
1. Chính phủ xây dựng đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trình Quốc hội. Đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương theo quy định tại Điều 131 của Luật này.
2. Ủy ban pháp luật của Quốc hội có trách nhiệm thẩm tra đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Chính phủ trình.
Trong trường hợp cần thiết, Quốc hội thành lập Ủy ban lâm thời để thẩm tra đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
3. Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trước khi trình Quốc hội.
4. Quốc hội xem xét, thông qua đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt theo quy trình tại một hoặc nhiều kỳ họp Quốc hội.”

Dẫn chiếu đến Điều 131 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về lấy ý kiến Nhân dân địa phương về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính như sau:

- Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến của Nhân dân là cử tri ở đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính. Việc lấy ý kiến cử tri được thực hiện theo hình thức phát phiếu lấy ý kiến cử tri.

- Chính phủ chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến cử tri đối với việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính và thực hiện các công việc sau đây:

+ Quyết định thời gian lấy ý kiến, mẫu phiếu lấy ý kiến và các tài liệu phục vụ việc lấy ý kiến;

+ Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân các cấp trong việc lấy ý kiến cử tri; chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền về nội dung lấy ý kiến;

+ Bảo đảm kinh phí và các điều kiện cần thiết cho việc tổ chức lấy ý kiến cử tri;

+ Công khai kết quả lấy ý kiến cử tri trên trang thông tin điện tử của Chính phủ.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:

+ Tổ chức việc lấy ý kiến cử tri trên địa bàn tỉnh;

+ Phân bổ kinh phí và bảo đảm các điều kiện cần thiết cho việc tổ chức lấy ý kiến cử tri trên địa bàn;

+ Hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp dưới trong việc thực hiện lấy ý kiến cử tri;

+ Tổng hợp và lập báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri trên địa bàn tỉnh.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:

+ Hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện lấy ý kiến cử tri;

+ Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về nội dung lấy ý kiến trên địa bàn;

+ Tổng hợp và lập báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri địa phương.

- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:

+ Lập danh sách cử tri trên địa bàn tại thời điểm tổ chức lấy ý kiến;

+ Quyết định việc phát phiếu lấy ý kiến cử tri tại xã, phường, thị trấn phù hợp với đặc điểm khu dân cư trên địa bàn;

+ Tổ chức lấy ý kiến cử tri theo từng thôn, tổ dân phố;

+ Tổng hợp biên bản họp, phiếu lấy ý kiến của cử tri; lập báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri địa phương.

- Báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri phải thể hiện tổng số cử tri trên địa bàn, số cử tri tham gia lấy ý kiến, số cử tri đồng ý, số cử tri không đồng ý, các ý kiến khác. Báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri trên địa bàn cấp huyện, cấp xã được gửi đến Hội đồng nhân dân cùng cấp và Ủy ban nhân dân cấp trên; báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri trên địa bàn cấp tỉnh được gửi đến Chính phủ và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Như vậy, trình tự và thủ tục quyết định thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt được thực hiện theo quy định nêu trên.

Đơn vị hành chính
Kinh tế đặc biệt
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Mảnh trích đo địa chính được đánh số thứ tự mảnh như thế nào?
Pháp luật
Thành phố trực thuộc trung ương là gì? Việt Nam đang đang có những thành phố trực thuộc trung ương nào?
Pháp luật
Phân loại đơn vị hành chính là gì? Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại nào?
Pháp luật
Khi nào sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện xã theo Nghị quyết 18? Từng bước tiến hành sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện xã?
Pháp luật
Tổng hợp Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính 63 tỉnh thành giai đoạn 2023 2025 mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Ban hành Quyết định 891 quy định danh mục Thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị loại I, II, III ra sao?
Pháp luật
10 Nghị quyết thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, xã vừa được Chủ tịch Quốc hội ký ban hành là gì?
Pháp luật
Cử tri có được nhờ người khác viết thay vào phiếu lấy ý kiến cử tri về việc giải thể đơn vị hành chính không?
Pháp luật
Việc thông tin, tuyên truyền về lấy ý kiến cử tri về việc giải thể đơn vị hành chính nhằm mục đích gì?
Pháp luật
Người mất năng lực hành vi dân sự có được ghi tên vào danh sách cử tri để phát phiếu lấy ý kiến về việc thành lập đơn vị hành chính không?
Pháp luật
Khi lấy ý kiến cử tri về việc thành lập đơn vị hành chính thì người đăng ký tạm trú có được ghi tên vào danh sách cử tri không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đơn vị hành chính
2,378 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đơn vị hành chính Kinh tế đặc biệt

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đơn vị hành chính Xem toàn bộ văn bản về Kinh tế đặc biệt

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào