Trí tuệ là gì? Đối tượng sở hữu trí tuệ bao gồm những đối tượng nào theo quy định pháp luật hiện nay?

Cho tôi hỏi Đối tượng sở hữu trí tuệ bao gồm những đối tượng nào theo quy định hiện nay? Để đăng ký sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học thì có phải mất phí hay không? Câu hỏi của anh L.V.P từ An Giang

Trí tuệ là gì? Đối tượng sở hữu trí tuệ bao gồm những đối tượng nào theo quy định hiện nay?

Trí tuệ được hiểu là khả năng suy nghĩ và hành động sử dụng kiến thức, kinh nghiệm, sự hiểu biết, ý thức chung và cái nhìn sâu sắc của con người.

Việc nhận định trí tuệ của một cá nhân không thể thực hiện thông qua bằng cấp mà cần thông qua khả năng duy sáng tạo của mỗi người.

Căn cứ theo Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009) thì hiện nay có những đối tượng sở hữu trí tuệ sau:

(1) Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.

(2) Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

(3) Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.

Như vậy, trí tuệ được xem như một dạng tài sản do cá nhân hoặc tổ chức phát minh ra nhằm tạo ra những giá trị vật chất hoặc tinh thần mang lại lợi ích cho cá nhân nói riêng và xã hội nói chung.

Nó là kết quả của quá trình nghiên cứu, sáng tạo, đầu tư công sức và tiền của của các cá nhân, tổ chức để tạo ra tác phẩm của riêng mình.

Tuy nhiên, trí tuệ của một người có thể bị đánh cắp bởi những đối tượng khác đạo nhái. Ví dụ như những tác phẩm văn học, tác phẩm nghệ thuật nếu không có biện pháp bảo vệ thì sẽ bị người khác ăn cắp ý tưởng để tạo nên một tác phẩm tương tự.

Dó đó, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì cá nhân cần đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các tác phẩm, quyền sở hữu công nghiệp,..của mình theo quy định của nhà nước

Trí tuệ là gì? Đối tượng sở hữu trí tuệ bao gồm những đối tượng nào theo quy định pháp luật hiện nay?

Trí tuệ là gì? Đối tượng sở hữu trí tuệ bao gồm những đối tượng nào theo quy định pháp luật hiện nay? (Hình từ Internet)

Để đăng ký sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học thì có phải mất phí hay không?

Như đã nói thì trí tuệ được hiểu là khả năng suy nghĩ và hành động sử dụng kiến thức, kinh nghiệm. Để có kiến thức và kinh nghiệm thì mỗi cá nhân phải bỏ ra một khoản phí để đầu tư cho học tập.

Tại Điều 12 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định rằng tổ chức, cá nhân phải nộp phí, lệ phí khi tiến hành các thủ tục liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Theo đó việc đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm văn học cũng cần phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định

Theo Điều 4 Thông tư 211/2016/TT-BTC thì mức thu phí khi đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm văn học là 100 nghìn đồng/ giấy chứng nhận.

Đối với các loại hình tác phẩm khác thì mức thi phí khi đăng ký quyền tác giả cụ thể như sau:

STT

Loại hình tác phẩm

Mức thu

(đồng/Giấy chứng nhận)

1

- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

- Tác phẩm báo chí;

- Tác phẩm âm nhạc;

- Tác phẩm nhiếp ảnh.


100

2

- Tác phẩm kiến trúc;

- Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học.


300

3

- Tác phẩm tạo hình;

- Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.


400

4

- Tác phẩm điện ảnh;

- Tác phẩm sân khấu được định hình trên băng, đĩa.


500

5

Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu hoặc các chương trình chạy trên máy tính

600

Trách nhiệm hiện nay của nhà nước đối với việc sở hữu trí tuệ như thế nào?

Căn cứ Điều 11 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bởi Điều 2 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009) thì trách nhiệm hiện nay của nhà nước đối với việc sở hữu trí tuệ như sau:

(1) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

(2) Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và thực hiện quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

Bộ Văn hoá - Thông tin trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về quyền tác giả và quyền liên quan.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng.

(3) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, , Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

(4) Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại địa phương theo thẩm quyền.

(5) Chính phủ quy định cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân các cấp.

Sở hữu trí tuệ TẢI TRỌN BỘ QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
26 4 là ngày gì? Chủ đề Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới đến nay ra sao? Trách nhiệm nhà nước với sở hữu trí tuệ thế nào?
Pháp luật
UBND cấp huyện có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không?
Pháp luật
Người yêu cầu áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ có phải chứng minh là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm không?
Pháp luật
Chỉ dẫn địa lý đồng âm là gì? Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý đồng âm có có hiệu lực vô thời hạn đúng không?
Pháp luật
Thời điểm có hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn? GCN ghi thông tin gì?
Pháp luật
Trí tuệ là gì? Đối tượng sở hữu trí tuệ bao gồm những đối tượng nào theo quy định pháp luật hiện nay?
Pháp luật
Bản scan là gì? Scan có được xem là hành vi sao chép tác phẩm của người khác trong pháp luật về sở hữu trí tuệ hay không?
Pháp luật
Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ bao gồm những hàng hóa nào? Những hành vi nào liên quan đến hàng hóa giả mạo về SHTT bị xử phạt vi phạm hành chính?
Pháp luật
Giám định về sở hữu trí tuệ là gì? Những tổ chức, đơn vị nào được quyền kinh doanh dịch vụ giám định sở hữu trí tuệ?
Pháp luật
Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có được bảo hộ quyền liên quan không? Nếu có thì thời hạn bảo hộ là bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sở hữu trí tuệ
3,499 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sở hữu trí tuệ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào