Nhà đầu tư có thể thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài thông qua việc đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán ở nước ngoài không?
- Nhà đầu tư có thể thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài thông qua việc đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán ở nước ngoài không?
- Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư được quy định như thế nào?
- Ngành ngân hàng có được đầu tư ra nước ngoài hay không?
- Dự án đầu tư có vốn đầu tư ra nước ngoài từ bao nhiêu tỷ thì phải xin Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài?
Nhà đầu tư có thể thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài thông qua việc đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán ở nước ngoài không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 52 Luật Đầu tư 2020 có quy định về hình thức đầu tư ra nước ngoài cụ thể như sau:
Hình thức đầu tư ra nước ngoài
1. Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức sau đây:
a) Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
b) Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài;
c) Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó;
d) Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;
đ) Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc thực hiện hình thức đầu tư quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
Theo đó, nhà đầu tư có thể thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài thông qua việc đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán ở nước ngoài.
Nhà đầu tư có thể thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài thông qua việc đầu tư quỹ đầu tư chứng khoán ở nước ngoài không? (Hình từ Internet).
Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 55 Luật Đầu tư 2020 có quy định về nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài cụ thể như sau:
- Nhà đầu tư chịu trách nhiệm góp vốn và huy động các nguồn vốn để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
- Việc vay vốn bằng ngoại tệ, chuyển vốn đầu tư bằng ngoại tệ phải tuân thủ điều kiện và thủ tục theo quy định của pháp luật về ngân hàng, các tổ chức tín dụng, quản lý ngoại hối.
- Căn cứ mục tiêu chính sách tiền tệ, chính sách quản lý ngoại hối trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cho nhà đầu tư vay vốn bằng ngoại tệ theo quy định để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
Ngành ngân hàng có được đầu tư ra nước ngoài hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 54 Luật Đầu tư 2020 có quy định về ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện cụ thể như sau:
Ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện
1. Ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện bao gồm:
a) Ngân hàng;
b) Bảo hiểm;
c) Chứng khoán;
d) Báo chí, phát thanh, truyền hình;
đ) Kinh doanh bất động sản.
2. Điều kiện đầu tư ra nước ngoài trong ngành, nghề quy định tại khoản 1 Điều này được quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế về đầu tư mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, theo quy định nêu trên, ngành ngân hàng là ngành đầu tư ra nước ngoài có điều kiện.
Theo đó, nhà đầu tư phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản thì sẽ đủ điều hiện đầu tư ra nước ngoài.
Dự án đầu tư có vốn đầu tư ra nước ngoài từ bao nhiêu tỷ thì phải xin Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài?
Theo quy định tại Điều 56 Luật Đầu tư 2020 có quy định về thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài như sau:
Thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài
1. Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án đầu tư có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;
b) Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
2. Trừ các dự án đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;
b) Dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.
3. Các dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không phải chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài.
Như vậy, theo quy định nêu trên, dự án đầu tư có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên phải xin Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư.
Ngoài ra, đối với dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Quốc hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?