Người yêu cầu áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ có phải chứng minh là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm không?
- Người yêu cầu áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ có phải chứng minh là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm không?
- Để chứng minh là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, người yêu cầu áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu phải cung cấp tài liệu, chứng cứ nào?
- Các biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ bao gồm những biện pháp gì?
Người yêu cầu áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ có phải chứng minh là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm không?
Căn cứ theo Điều 217 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về nghĩa vụ của người yêu cầu áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ như sau:
Nghĩa vụ của người yêu cầu áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ
1. Người yêu cầu áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chứng minh mình là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ bằng các tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 203 của Luật này;
b) Cung cấp đầy đủ thông tin để xác định hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
c) Nộp đơn cho cơ quan hải quan và nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật;
d) Bồi thường thiệt hại và thanh toán các chi phí phát sinh cho người bị áp dụng biện pháp kiểm soát trong trường hợp hàng hoá bị kiểm soát không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
2. Để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ quy định tại điểm d khoản 1 Điều này, người yêu cầu áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan phải nộp khoản bảo đảm bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Khoản tiền bằng 20% giá trị lô hàng cần áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan hoặc tối thiểu hai mươi triệu đồng nếu không thể xác định được giá trị lô hàng đó;
b) Chứng từ bảo lãnh của ngân hàng hoặc của tổ chức tín dụng khác.
Theo quy định nêu trên, để yêu cầu áp dụng các biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, người yêu cầu phải chứng minh mình là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và cung cấp đầy đủ thông tin để xác định hàng hóa bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Ngoài ra, người yêu cầu áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ phải nộp đơn cho hải quan và nộp lệ phí, cam kết bồi thường thiệt hại và thanh toán các chi phí phát sinh cho người bị áp dụng biện pháp kiểm soát trong trường hợp hàng hóa bị kiểm tra không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Như vậy, người yêu cầu áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ có nghĩa vụ cung cấp các tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 203 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 để chứng minh mình là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
Người yêu cầu áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ có phải chứng minh là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm không? (Hình từ Internet)
Để chứng minh là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, người yêu cầu áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu phải cung cấp tài liệu, chứng cứ nào?
Người yêu cầu áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ để chứng minh chủ thể quyền sở hữu trí tuệ bằng một trong các chứng cứ được quy định tại khoản 2 Điều 203 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sau đây:
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan, văn bằng bảo hộ;
+ Bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan, Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ;
- Chứng cứ cần thiết để chứng minh căn cứ phát sinh quyền tác giả, quyền liên quan trong trường hợp không có Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan;
+ Chứng cứ cần thiết để chứng minh quyền đối với bí mật kinh doanh, tên thương mại, nhãn hiệu nổi tiếng;
- Bản sao hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ trong trường hợp quyền sử dụng được chuyển giao theo hợp đồng.
Các biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ bao gồm những biện pháp gì?
Biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ được quy định tại Điều 216 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (một số quy định được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, b và bãi bỏ bởi điểm d khoản 80 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) như sau:
Các biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ bao gồm:
- Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
+ Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là biện pháp được tiến hành trong các trường hợp sau đây:
- Theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ nhằm thu thập thông tin, chứng cứ về lô hàng để chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền và yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc các biện pháp ngăn chặn, bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính;
- Cơ quan hải quan chủ động thực hiện nếu trong quá trình thực hiện kiểm tra, giám sát và kiểm soát phát hiện căn cứ rõ ràng để nghi ngờ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ.
- Kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
+ Kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là biện pháp được tiến hành theo đề nghị của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ nhằm thu thập thông tin để thực hiện quyền yêu cầu áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan.
Trong quá trình thực hiện biện pháp quy định nếu phát hiện hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 79 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 thì cơ quan hải quan có quyền và có trách nhiệm áp dụng biện pháp hành chính để xử lý theo quy định tại Điều 214 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 và khoản 79 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022.
Theo đó, các biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ là các biện pháp có tính chất ngăn chặn các hành vi xâm phạm hay có nguy cơ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nó giúp chúng ta kịp thời phát hiện và xử lý ngay các hành vi xâm phạm một cách nhanh chóng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bảng quản lý vật liệu xây dựng, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng? Tải mẫu?
- Lễ cúng ông Công ông Táo là gì? Cúng ông Công ông Táo Tết Nguyên đán vào ngày mấy? Lịch nghỉ Tết Nguyên đán?
- Vùng đồng bào dân tộc thiểu số là gì? Vùng đồng bào dân tộc thiểu số được phân định như thế nào?
- Luật Dân sự là gì? Pháp luật dân sự là gì? Theo nguyên tắc, cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền, nghĩa vụ như thế nào?
- Thời gian tạm ngừng hoạt động công ty luật nước ngoài là bao lâu? Báo cáo về tạm ngừng hoạt động công ty luật có nội dung gì?