Tranh chấp hợp đồng mua bán điện được giải quyết dựa trên những nguyên tắc nào? Trách nhiệm của các bên có tranh chấp hợp đồng mua bán điện được quy định thế nào?
Tranh chấp hợp đồng mua bán điện được giải quyết dựa trên những nguyên tắc nào?
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 42/2022/TT-BCT (Có hiệu lực từ 16/02/2023) thì hợp đồng mua bán điện là một trong các loại hợp đồng sau đây (không bao gồm các hợp đồng giữa các đơn vị điện lực là đối tượng tham gia thị trường phát điện, bán buôn điện cạnh tranh và hợp đồng mua bán điện từ hệ thống điện mặt trời mái nhà):
+ Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt hoặc ngoài sinh hoạt được ký kết giữa khách hàng sử dụng điện (bao gồm cả khách hàng sử dụng điện lớn) với đơn vị bán lẻ điện nhằm mục đích mua điện để sử dụng).
+ Hợp đồng mua buôn, bán lẻ điện được ký kết giữa đơn vị bán lẻ điện với đơn vị bán buôn điện nhằm mục đích mua điện để bán lại cho bên thứ ba (trừ hợp đồng giữa các đơn vị thành viên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc hợp đồng giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam với các đơn vị thành viên).
Trước đây, theo khoản 4 Điều 3 Thông tư 27/2013/TT-BCT (Hết hiệu lực từ 16/02/2023) thì hợp đồng mua bán điện bao gồm hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hành chính sự nghiệp, bơm nước tưới tiêu và hợp đồng bán buôn điện thuộc đối tượng áp dụng giá bán điện theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Căn cứ Điều 25 Thông tư 27/2013/TT-BCT quy định về nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện như sau:
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện
1. Việc giải quyết các tranh chấp hợp đồng mua bán điện phải tuân theo quy định của pháp luật.
2. Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện phải căn cứ vào thỏa thuận tại hợp đồng đã ký giữa bên mua điện và bên bán điện.
3. Cục Điều tiết điện lực, Sở Công Thương chỉ giải quyết tranh chấp trong trường hợp hai bên không tự thương lượng được và có thỏa thuận đề nghị Cục Điều tiết điện lực, Sở Công Thương giải quyết.
Theo đó, việc giải quyết các tranh chấp hợp đồng mua bán điện phải tuân theo quy định của pháp luật.
Đồng thời việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện phải căn cứ vào thỏa thuận tại hợp đồng đã ký giữa bên mua điện và bên bán điện.
Và Cục Điều tiết điện lực, Sở Công Thương chỉ giải quyết tranh chấp trong trường hợp hai bên không tự thương lượng được và có thỏa thuận đề nghị Cục Điều tiết điện lực, Sở Công Thương giải quyết.
Tải về mẫu Hợp đồng mua bán điện mới nhất 2023: Tại Đây
Hợp đồng mua bán điện (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của các bên có tranh chấp hợp đồng mua bán điện được quy định thế nào?
Theo khoản 1 Điều 26 Thông tư 42/2022/TT-BCT (Có hiệu lực từ 16/02/2023) thì các bên có tranh chấp hợp đồng mua bán điện có những trách nhiệm sau:
+ Đảm bảo tính trung thực của tài liệu, thông tin sự việc được cung cấp cho cơ quan giải quyết tranh chấp.
+ Phối hợp, tạo điều kiện để cơ quan giải quyết tranh chấp thu thập đầy đủ thông tin và kiểm tra thực tế (trong trường hợp cần thiết).
+ Thực hiện các biện pháp trong khả năng cho phép hoặc theo yêu cầu của cơ quan giải quyết tranh chấp nhằm hạn chế thiệt hại.
Trước đây, vấn đề này được tư vấn như sau:
Theo khoản 1 Điều 27 Thông tư 27/2013/TT-BCT (Hết hiệu lực từ 16/02/2023) quy định về trách nhiệm của các bên có tranh chấp hợp đồng mua bán điện như sau:
Trách nhiệm các bên liên quan trong giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện
1. Trách nhiệm của các bên có tranh chấp hợp đồng mua bán điện
a) Đảm bảo tính trung thực của tài liệu, thông tin sự việc được cung cấp cho cơ quan giải quyết tranh chấp;
b) Phối hợp, tạo điều kiện để cơ quan giải quyết tranh chấp thu thập đầy đủ thông tin và kiểm tra thực tế (trong trường hợp cần thiết);
c) Thực hiện các biện pháp trong khả năng cho phép hoặc theo yêu cầu của cơ quan giải quyết tranh chấp nhằm hạn chế thiệt hại.
...
Theo quy định trên, các bên có tranh chấp hợp đồng mua bán điện có trách nhiệm đảm bảo tính trung thực của tài liệu, thông tin sự việc được cung cấp cho cơ quan giải quyết tranh chấp.
Phối hợp, tạo điều kiện để cơ quan giải quyết tranh chấp thu thập đầy đủ thông tin và kiểm tra thực tế (trong trường hợp cần thiết).
Đồng thời thực hiện các biện pháp trong khả năng cho phép hoặc theo yêu cầu của cơ quan giải quyết tranh chấp nhằm hạn chế thiệt hại.
Cơ quan giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện có những trách nhiệm gì?
Theo khoản 2 Điều 26 Thông tư 42/2022/TT-BCT (Có hiệu lực từ 16/02/2023) thì cơ quan giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện có những trách nhiệm sau:
+ Kết luận khách quan trên cơ sở hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp và chứng cứ của các bên cung cấp trong quá trình giải quyết tranh chấp;
+ Tôn trọng thỏa thuận không trái pháp luật và quyền tự thương lượng giữa các bên có tranh chấp hợp đồng mua bán điện trong suốt quá trình giải quyết;
+ Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật không thuộc thẩm quyền giải quyết, phải thông báo và chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Trước đây, vấn đề này được tư vấn như sau:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Thông tư 27/2013/TT-BCT (Hết hiệu lực từ 16/02/2023) về trách nhiệm của cơ quan giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện như sau:
Trách nhiệm các bên liên quan trong giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện
...
2. Trách nhiệm của cơ quan giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện
a) Kết luận khách quan trên cơ sở hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp và chứng cứ của các bên cung cấp trong quá trình giải quyết tranh chấp;
b) Tôn trọng thỏa thuận không trái pháp luật và quyền tự thương lượng giữa các bên có tranh chấp hợp đồng mua bán điện trong suốt quá trình giải quyết;
c) Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật không thuộc thẩm quyền giải quyết, phải thông báo và chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trách nhiệm của cơ quan giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện là kết luận khách quan trên cơ sở hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp và chứng cứ của các bên cung cấp trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Đồng thời tôn trọng thỏa thuận không trái pháp luật và quyền tự thương lượng giữa các bên có tranh chấp hợp đồng mua bán điện trong suốt quá trình giải quyết.
Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật không thuộc thẩm quyền giải quyết, phải thông báo và chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?