Trang phục chữa cháy khi thực hiện nhiệm vụ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy được quy định như thế nào?
Quần áo chữa cháy của lực lượng phòng cháy và chữa cháy được quy định như thế nào?
Theo Điều 5 Thông tư 48/2015/TT-BCA, quần áo chữa cháy của lực lượng phòng cháy và chữa cháy được quy định như sau:
- Kiểu dáng: Theo mẫu số 01 Thông tư 48/2015/TT-BCA và mẫu số 02 Thông tư 48/2015/TT-BCA, cụ thể:
+ Áo chữa cháy:
Kiểu dài tay; cổ bẻ, ve cổ chữ K, phía dưới bên phải cổ áo có 01 chiếc cúc, đường kính 22 mm; áo có dây đai gắn cố định bên cổ trái và gắn băng gai bên cổ phải;
Thân trước hai bên ngực áo có 02 túi bổ cơi, có lót túi bên trong; khóa áo kéo thẳng đứng nằm ẩn phía bên trong, chỉ nhìn thấy đường may bên ngoài; nẹp áo có một hàng cúc 05 chiếc, đường kính 22 mm, cài nằm ẩn phía bên trong; từ trước ra sau thân áo có 02 dải phản quang nằm cách nhau 05 cm, mỗi dải phản quang có vạch màu xanh nằm giữa nền màu xám khổ rộng 05 cm; gấu áo bẻ cuộn 02 cm;
Tay áo có 01 dải phản quang vạch màu xanh nằm giữa nền màu xám khổ rộng 05 cm; cùi chỏ tay áo có 01 lớp vải đệm bên trong; gấu tay áo có 02 lớp, bẻ cuộn 02 cm.
+ Quần chữa cháy
Kiểu quần dài, ống rộng; cạp quần rộng 4,5 cm, có thun co giãn hai bên hông và 06 vắt xăng; cửa quần có khóa kéo theo chiều thẳng đứng, có cúc cài nằm ẩn phía bên trong;
Thân trước quần có 02 túi chéo đắp nổi; bên phải trước ống quần phía gần đầu gối có 01 túi hộp; hai bên đầu gối quần có đệm lót; từ trước ra sau hai bến ống quần có 01 dải phản quang vạch màu xanh nằm giữa nền màu xám khổ rộng 05 cm; gấu quần bẻ cuộn 02 cm; thân sau hai bên mông quần có 02 túi.
- Chất liệu: Polyeste/cotton (65/35± 3%).
- Màu sắc: Vàng (pantone 15-1132 TPX).
Trang phục của lực lượng phòng cháy và chữa cháy (Hình từ Internet)
Mũ chữa cháy của lực lượng phòng cháy và chữa cháy được quy định như thế nào?
Theo Điều 6 Thông tư 48/2015/TT-BCA, mũ chữa cháy của lực lượng phòng cháy và chữa cháy được quy định như sau:
- Kiểu dáng: Theo mẫu số 03 Thông tư 48/2015/TT-BC.
- Cấu tạo, chất liệu: Thân mũ làm bằng nhựa ABS tổng hợp, có kích thước 296x237x183 mm, bề dày ³ 04 mm, chịu va đập; phía trên đỉnh mũ có lớp vỏ xương sống vuông chạy từ trước ra sau, hai bên thân mũ có cấu tạo lồi ra để bảo vệ tai. Phía trước mũ có kính bảo vệ bằng nhựa Polycarbonate (PC) không màu, bề dày 02 mm, giúp cản bụi, gió, hơi nóng khi chữa cháy. Bên trong thân mủ có lớp xốp bảo vệ bằng chất polystyren dày ³ 20 mm để làm giảm lực va chạm; lớp lót bằng sợi poly dày 02 mm; quai đeo và khóa làm bằng sợi tổng hợp và nhựa Acetic có sức chịu tải, giúp giữ cố định mũ vào đầu khi di chuyển; có thiết bị tăng giảm cỡ đầu để tăng giảm chu vi vòng đầu khi sử dụng.
- Màu sắc: Đỏ.
Theo Điều 7 Thông tư 48/2015/TT-BCA, các trang phục chữa cháy khác của lực lượng phòng cháy và chữa cháy được quy định như sau:
- Ủng chữa cháy
+ Kiểu dáng: Theo mẫu số 04 Thông tư 48/2015/TT-BCA.
+ Cấu tạo, chất liệu: Ủng cao cổ, thân ủng đứng và đúc liền đế, chống thấm nước; mũi ủng tròn, có miếng lót kim loại bên trong bảo vệ mũi bàn chân; bên trong thân ủng có lớp vải chuyên dùng chống trượt, bám dính vào thành ủng; cổ ủng, mũi ủng, các gờ sau của ủng có gân và chỉ viền xung quanh; đế ủng đúc, dày 05 cm, có vân nổi hình răng cưa tăng độ ma sát. Ủng được làm bằng nhựa PVC hoặc cao su nhân tạo.
+ Màu sắc: Thân ủng màu xám, đế màu đỏ.
- Găng tay chữa cháy
+ Kiểu dáng: Theo mẫu số 05 Thông tư 48/2015/TT-BCA.
+ Cấu tạo, chất liệu: Loại găng tay dài, xỏ kín năm ngón tay, từ trước ra sau cổ tay có băng thun co giãn; bên trong găng tay có phủ lớp chất chống trượt. Găng tay được làm bằng chất liệu Polyeste/cotton (65/35± 3%).
+ Màu sắc: Vàng (pantone 15-1132 TPX).
- Khẩu trang chữa cháy
+ Kiểu dáng: Theo mẫu số 06 Thông tư 48/2015/TT-BCA.
+ Cấu tạo, chất liệu: Khẩu trang có thanh nẹp ôm khít mũi và bao phủ toàn bộ phần miệng, mũi, có dây đeo ở hai bên tai; khẩu trang có 04 lớp, gồm lớp vải bảo vệ bên ngoài, lớp trợ lọc tạo độ cứng cho khẩu trang, lớp vật liệu lọc chính và lõi lọc bằng than hoạt tính ép trong vải. Khẩu trang được làm bằng chất liệu Polypropylene.
+ Màu sắc: Trắng.
Nguồn kinh phí bảo đảm trang bị trang phục chữa cháy của lực lượng phòng cháy và chữa cháy được lấy từ đâu?
Theo Điều 9 Thông tư 48/2015/TT-BCA, nguồn kinh phí bảo đảm trang bị trang phục chữa cháy của lực lượng phòng cháy và chữa cháy được quy định như sau:
- Kinh phí bảo đảm trang bị trang phục chữa cháy cho lực lượng dân phòng được bố trí trong ngân sách quốc phòng và an ninh hàng năm của Ủy ban nhân dân các cấp và thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở bảo đảm kinh phí trang bị trang phục chữa cháy cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.
- Kinh phí bảo đảm trang bị trang phục chữa cháy cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành thuộc các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang và các đơn vị khác thụ hưởng ngân sách nhà nước ở Trung ương và địa phương do ngân sách nhà nước bảo đảm và thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng là gì? Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng?
- Sản phẩm phái sinh là gì? Kinh doanh ngoại hối và sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại như thế nào?
- Tháng 12 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Xem lịch âm tháng 12/2024 chi tiết, đầy đủ nhất?
- Thiệp chúc mừng năm mới khách hàng đối tác 2025 Ất Tỵ? Thiệp chúc mừng năm mới 2025 khách hàng, đối tác?
- Năm 2025, xe khách không thực hiện đúng về giá cước, giá dịch vụ niêm yết bị phạt bao nhiêu tiền?