Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự có đồng phạm hiện nay được giải quyết như thế nào?
- Khi xem xét, quyết định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự thì Tòa án giải quyết như thế nào?
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự có đồng phạm hiện nay được giải quyết như thế nào?
- Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của đồng phạm trong vụ án hình sự được xác định như thế nào?
Khi xem xét, quyết định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự thì Tòa án giải quyết như thế nào?
Căn cứ theo Điều 48 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định như sau:
Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi
1. Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra.
2. Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tinh thần, Tòa án buộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại.
Như vậy, khi xem xét, quyết định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự thì Tòa án ra quyết định căn cứ vào:
- Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra.
- Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tinh thần, Tòa án buộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại.
Bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự (Hình từ Internet)
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự có đồng phạm hiện nay được giải quyết như thế nào?
Còn đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án có đồng phạm thì sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 587 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra
Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.
Như vậy, trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại.
Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người. Nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.
Ngoài ra, để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự thì Tòa án có thể tham khảo thêm hướng dẫn tại Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành.
Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của đồng phạm trong vụ án hình sự được xác định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Như vậy, năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của đồng phạm trong vụ án hình sự được xác định như sau:
- Đồng phạm trong vụ án hình sự là người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
- Đồng phạm trong vụ án hình sự là người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
- Đồng phạm trong vụ án hình sự là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
- Đồng phạm trong vụ án hình sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường.
Nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn dự thầu thuộc E-HSĐXKT trong hồ sơ mời thầu xây lắp qua mạng một giai đoạn hai túi hồ sơ mới nhất?
- Trò chơi điện tử G1 là gì? Cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng từ 25/12/2024 quy định ra sao?
- Tải mẫu sổ theo dõi khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên mới nhất hiện nay? Hướng dẫn sử dụng, cách ghi?
- Mẫu bài thuyết trình thi giáo viên giỏi Mầm non mới nhất? Tính theo mức lương cơ sở mới đối với giáo viên mầm non thế nào?
- Hòa giải ở cơ sở có được tiến hành khi hòa giải viên chứng kiến vụ việc thuộc phạm vi hòa giải không?