Mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông? Các thiệt hại về tài sản và sức khỏe bị xâm phạm do tai nạn giao thông là gì?
Mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông?
Căn cứ theo Điều 13 Bộ luật Dân sự 2015 thì bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông được hiểu là việc cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm do tai nạn giao thông được bồi thường toàn bộ thiệt hại đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Và buộc bồi thường thiệt hại là một trong các phương thức bảo vệ khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm. (Theo Điều 11 Bộ luật Dân sự 2015).
Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn liên quan không quy định cụ thể về mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông.
Có thể tham khảo mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông dưới đây:
Tải về Mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông
Mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông? Các thiệt hại về tài sản và sức khỏe bị xâm phạm do tai nạn giao thông là gì? (Hình từ Internet)
Các thiệt hại về tài sản và sức khỏe bị xâm phạm do tai nạn giao thông là gì?
Căn cứ theo Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các thiệt hại về tài sản và sức khỏe bị xâm phạm do tai nạn giao thông có thể bao gồm các thiệt hại sau:
(1) Thiệt hại về tài sản:
- Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
- Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
- Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
- Thiệt hại khác do luật quy định.
(2) Thiệt hại về sức khỏe:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
- Thiệt hại khác do luật quy định.
Lưu ý:
- Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại mục (2) và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.
- Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì có được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra không?
05 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 gồm:
(1) Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
(2) Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
(3) Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
(4) Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
(5) Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Trong đó, theo nguyên tắc số 4 thì khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Nguyên tắc này được hướng dẫn tại khoản 4 Điều 3 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP được hiểu là bên bị thiệt hại có một phần lỗi đối với thiệt hại xảy ra thì không được bồi thường thiệt hại tương ứng với phần lỗi đó.
Ví dụ: A và B cùng lái ô tô tham gia giao thông, xảy ra tai nạn do đâm va vào nhau dẫn đến A bị thiệt hại 100.000.000 đồng. Cơ quan có thẩm quyền xác định A và B cùng có lỗi với mức độ lỗi của mỗi người là 50%. Trường hợp này, B phải bồi thường 50.000.000 đồng cho A (50% thiệt hại).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thì thị phần phải có bao nhiêu % thị trường liên quan trở lên?
- Giá bán nhà ở xã hội được xác định trên cơ sở nào? Điều kiện để bán nhà ở xã hội theo quy định mới?
- Người khai hải quan được khai bổ sung khi có sai sót trong việc khai hải quan trong trường hợp nào?
- Việc thay đổi từ một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán này sang một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán khác được thực hiện khi nào?
- Thông tư 27 đánh giá học sinh tiểu học là gì? Mục đích của đánh giá trong giáo dục như thế nào?