Điện lực có phải bồi thường thiệt hại do chập điện làm cháy nhiều thiết bị của người dân không? Nếu có thì sẽ bồi thường thiệt hại đối với những tài sản nào?
- Điện lực có phải bồi thường thiệt hại do chập điện làm cháy nhiều thiết bị của người dân không?
- Nếu không có nội dung về miễn trừ trách nhiệm thì bên điện lực phải bồi thường thiệt hại do chập điện cho người dân dựa trên những nguyên tắc nào?
- Điện lực phải bồi thường thiệt hại do chập điện cho những tài sản nào của người dân bị thiệt hại?
Điện lực có phải bồi thường thiệt hại do chập điện làm cháy nhiều thiết bị của người dân không?
Về vấn đề này, trước tiên cần xem xét trong hợp đồng cung cấp điện có thỏa thuận về vấn đề này hay không? Có nội dung nào về miễn trừ trách nhiệm hay không?
Nếu không có và muốn yêu cầu điện lực bồi thường thì cần chứng minh các thiệt hại đó là do phía điện lực gây ra.
Lúc này, căn cứ yêu cầu bồi thường thực hiện theo Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Bồi thường thiệt hại do chập điện (Hình từ Internet)
Nếu không có nội dung về miễn trừ trách nhiệm thì bên điện lực phải bồi thường thiệt hại do chập điện cho người dân dựa trên những nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Theo đó, nếu không có nội dung về miễn trừ trách nhiệm thì bên điện lực phải bồi thường thiệt hại do chập điện cho người dân bị thiệt hại dựa trên những nguyên tắc như sau:
- Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
- Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
- Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
- Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Điện lực phải bồi thường thiệt hại do chập điện cho những tài sản nào của người dân bị thiệt hại?
Căn cứ theo Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
Như vậy, điện lực phải bồi thường thiệt hại do chập điện cho những tài sản của người dân gồm:
- Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
- Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
Tuy nhiên cũng lưu ý việc bồi thường thiệt hại sẽ không xảy ra nếu sự việc xảy ra là sự kiện bất khả kháng hoặc phía điện lực đã có thông báo, khuyến nghị.
Trường hợp không thuộc thì có quyền yêu cầu, điện lực không bồi thường thì có thể khởi kiện ra Tòa yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn dự thầu thuộc E-HSĐXKT trong hồ sơ mời thầu xây lắp qua mạng một giai đoạn hai túi hồ sơ mới nhất?
- Trò chơi điện tử G1 là gì? Cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng từ 25/12/2024 quy định ra sao?
- Tải mẫu sổ theo dõi khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên mới nhất hiện nay? Hướng dẫn sử dụng, cách ghi?
- Mẫu bài thuyết trình thi giáo viên giỏi Mầm non mới nhất? Tính theo mức lương cơ sở mới đối với giáo viên mầm non thế nào?
- Hòa giải ở cơ sở có được tiến hành khi hòa giải viên chứng kiến vụ việc thuộc phạm vi hòa giải không?