Trách nhiệm bồi thường do sự cố tràn dầu được xác định thế nào? Việc đòi bồi thường của chủ thể bị thiệt hại do ô nhiễm tràn dầu được thực hiện ra sao?

Tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề bồi thường do sự cố tràn dầu. Cho tôi hỏi trách nhiệm bồi thường do sự cố tràn dầu được xác định thế nào? Việc đòi bồi thường của chủ thể bị thiệt hại do ô nhiễm tràn dầu được thực hiện ra sao? Câu hỏi của anh Hoàng Dũng ở Hà Giang.

Trách nhiệm bồi thường do sự cố tràn dầu được xác định thế nào?

Căn cứ Điều 33 Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu ban hành kèm theo Quyết định 12/2021/QĐ-TTg năm 2021 quy định về xác định trách nhiệm bồi thường như sau:

Xác định trách nhiệm bồi thường
1. Chủ cơ sở hoặc chủ tàu gây sự cố tràn dầu phải chịu trách nhiệm bồi thường, chi phí ứng phó và các thiệt hại về kinh tế, tổn thất về môi trường. Bên chịu trách nhiệm bồi thường phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết việc bồi thường thiệt hại.
2. Trường hợp thiệt hại do tràn dầu ảnh hưởng trong phạm vi tỉnh thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì xác định thiệt hại và trách nhiệm bồi thường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu cấp tỉnh, thành phần gồm đại diện một số cơ quan tham mưu giúp tỉnh trong ứng phó, giải quyết hậu quả và khắc phục môi trường.
3. Trường hợp thiệt hại do tràn dầu trên diện rộng ảnh hưởng đến nhiều tỉnh, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương liên quan giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu.
4. Trường hợp sự cố tràn dầu đặc biệt nghiêm trọng hoặc ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo của Chính phủ giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu.

Theo đó, chủ cơ sở hoặc chủ tàu gây sự cố tràn dầu phải chịu trách nhiệm bồi thường, chi phí ứng phó và các thiệt hại về kinh tế, tổn thất về môi trường. Bên chịu trách nhiệm bồi thường phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết việc bồi thường thiệt hại.

Và tùy thuộc vào phạm vi của sự cố tràn dầu mà cơ quan có thẩm quyền để giải quyết việc bồi thường thiệt hại có sự khác nhau và được xác định theo quy định tại Điều 33 nêu trên.

Sự cố tràn dầu

Sự cố tràn dầu (Hình từ Internet)

Việc đòi bồi thường của chủ thể bị thiệt hại do ô nhiễm tràn dầu được thực hiện ra sao?

Theo Điều 34 Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu ban hành kèm theo Quyết định 12/2021/QĐ-TTg năm 2021 quy định về đòi bồi thường như sau:

Quy định về đòi bồi thường
1. Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do ô nhiễm tràn dầu có quyền trực tiếp hoặc ủy quyền thông qua luật sư để khiếu nại chủ cơ sở, dự án hoặc chủ tàu gây ra sự cố tràn dầu bồi thường thiệt hại.
2. Ban chỉ đạo giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu lập hồ sơ, xác định tổng giá trị thiệt hại do sự cố tràn dầu gây ra để yêu cầu Bên chịu trách nhiệm bồi thường bảo đảm bồi thường chi trả.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, giám sát các hoạt động bồi thường, thiệt hại do ô nhiễm tràn dầu gây ra và các khiếu nại theo quy định.

Theo quy định trên, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do ô nhiễm tràn dầu có quyền trực tiếp hoặc ủy quyền thông qua luật sư để khiếu nại chủ cơ sở, dự án hoặc chủ tàu gây ra sự cố tràn dầu bồi thường thiệt hại.

Ban chỉ đạo giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu lập hồ sơ, xác định tổng giá trị thiệt hại do sự cố tràn dầu gây ra để yêu cầu Bên chịu trách nhiệm bồi thường bảo đảm bồi thường chi trả.

Đồng thời cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, giám sát các hoạt động bồi thường, thiệt hại do ô nhiễm tràn dầu gây ra và các khiếu nại theo quy định.

Chi phí tham gia ứng phó sự cố tràn dầu cho các tổ chức, cá nhân được huy động do bên nào chịu trách nhiệm bồi thường?

Theo quy định tại Điều 35 Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu ban hành kèm theo Quyết định 12/2021/QĐ-TTg năm 2021 về sử dụng ngân sách nhà nước cho các hoạt động ứng phó khẩn cấp như sau:

Sử dụng ngân sách nhà nước cho các hoạt động ứng phó khẩn cấp
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thanh toán chi phí tham gia ứng phó sự cố tràn dầu cho các tổ chức, cá nhân được huy động, đồng thời yêu cầu Bên chịu trách nhiệm phải bồi thường lại các chi phí đã thanh toán.
2. Việc thanh toán tạm thời chi phí ứng phó sự cố tràn dầu thực hiện theo Quy chế quản lý tài chính đối với hoạt động tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm họa. Tiền bồi thường chi phí ứng phó do Bên chịu trách nhiệm bồi thường chi trả.
3. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu lại được số tiền bồi thường ít hơn số tiền đã thanh toán theo quy định của pháp luật thì ngân sách nhà nước sẽ thanh toán phần bị thiếu còn lại.
4. Trường hợp chưa xác định được đối tượng gây ra sự cố tràn dầu thì ngân sách nhà nước sẽ thanh toán toàn bộ số tiền đã thanh toán cho các hoạt động ứng phó do cơ quan nhà nước huy động.

Như vậy, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thanh toán chi phí tham gia ứng phó sự cố tràn dầu cho các tổ chức, cá nhân được huy động. Đồng thời yêu cầu Bên chịu trách nhiệm phải bồi thường lại các chi phí đã thanh toán.

Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu lại được số tiền bồi thường ít hơn số tiền đã thanh toán theo quy định của pháp luật thì ngân sách nhà nước sẽ thanh toán phần bị thiếu còn lại.

Trường hợp chưa xác định được đối tượng gây ra sự cố tràn dầu thì ngân sách nhà nước sẽ thanh toán toàn bộ số tiền đã thanh toán cho các hoạt động ứng phó do cơ quan nhà nước huy động.

Sự cố tràn dầu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cơ sở gây ra sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển cản trở việc xác định nguyên nhân sự cố có bị đình chỉ hoạt động?
Pháp luật
Sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển phải được phân cấp để làm gì? Và việc phân cấp được quy định như thế nào?
Pháp luật
Ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển được thực hiện thông qua những nguyên tắc nào?
Pháp luật
Cơ sở gây ra sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển phải chịu trách nhiệm như thế nào theo quy định?
Pháp luật
Người để xảy ra sự cố tràn dầu mà không báo cáo kịp thời đến cơ quan có thẩm quyền thì bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Không cập nhật kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo quy định thì tổ chức bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Pháp luật quy định nguyên tắc khắc phục sự cố tràn dầu trên biển như thế nào? Sự cố tràn dầu trên biển được phân thành mấy cấp ứng phó?
Pháp luật
Việc điều tra, xác định nguyên nhân sự cố tràn dầu thuộc diện quản lý của địa phương do có quan nào tiến hành?
Pháp luật
Trách nhiệm bồi thường do sự cố tràn dầu được xác định thế nào? Việc đòi bồi thường của chủ thể bị thiệt hại do ô nhiễm tràn dầu được thực hiện ra sao?
Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền xây dựng lực lượng ứng phó sự cố tràn dầu tại địa phương? Việc ứng phó sự cố tràn dầu tại địa phương được quy định thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sự cố tràn dầu
2,868 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sự cố tràn dầu
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào