Mẫu tờ khai đăng ký nhận cha mẹ con theo quy định mới nhất là mẫu nào? Tải về ở đâu? Hướng dẫn cách ghi chi tiết?
Mẫu tờ khai đăng ký nhận cha mẹ con theo quy định mới nhất là mẫu nào? Tải về ở đâu?
Mẫu tờ khai đăng ký nhận cha mẹ con mới nhất hiện nay được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 04/2024/TT-BTP (thay thế mẫu tờ khai đăng ký nhận cha mẹ con được quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT- BTP) như sau:
>> TẢI VỀ: Mẫu tờ khai đăng ký nhận cha mẹ con mới nhất.
Hướng dẫn cách ghi tờ khai đăng ký nhận cha mẹ con chi tiết?
Căn cứ theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 04/2024/TT-BTP hướng dẫn cách ghi mẫu tờ khai đăng ký nhận cha mẹ con mới nhất như sau:
(1) Ghi rõ tên cơ quan đăng ký nhận cha mẹ con.
(2) Chỉ ghi trong trường hợp người có yêu cầu đăng ký hộ tịch chưa có/không cung cấp số định danh cá nhân/căn cước công dân/thẻ căn cước/chứng minh nhân dân.
Trường hợp phải cung cấp thông tin “Nơi cư trú” thì ghi theo nơi đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú;
Trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi ở hiện tại.
(3) Ghi số định danh cá nhân/căn cước công dân/thẻ căn cước/số Giấy khai sinh (đối với trẻ em)
Ví dụ:
- Căn cước công dân số 025188001010 do Cục Cảnh sát QLHC về TTXH cấp ngày 20/11/2021.
- Giấy khai sinh số 01/2014, quyển số 02 do UBND xã Mỹ Thắng, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định cấp ngày 15/11/2014.
Trường hợp không có số định danh cá nhân/căn cước công dân/thẻ căn cước thì ghi giấy tờ hợp lệ thay thế (hộ chiếu, chứng minh nhân dân,...).
(4) Chỉ khai trong trường hợp người yêu cầu không đồng thời là người nhận cha/mẹ/con.
(5) Chỉ khai trong trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên hoặc người đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, ghi ý kiến của người cha nếu mẹ là người yêu cầu, ý kiến người mẹ nếu cha là người yêu cầu (trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự).
(6) Đề nghị đánh dấu X vào ô nếu có yêu cầu cấp bản sao và ghi rõ số lượng.
Mẫu tờ khai đăng ký nhận cha mẹ con theo quy định mới nhất là mẫu nào? Tải về ở đâu? Hướng dẫn cách ghi chi tiết? (Hình từ Internet)
Thủ tục đăng ký nhận cha mẹ con tại Ủy ban nhân dân cấp huyện ra sao?
Căn cứ vào Điều 43 Luật Hộ tịch 2014 thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha mẹ con thực hiện đăng ký nhận cha mẹ con giữa:
- Công dân Việt Nam với người nước ngoài;
- Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau;
- Công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài;
- Người nước ngoài với nhau mà một hoặc cả hai bên thường trú tại Việt Nam.
Tiếp đó, tại Điều 44 Luật Hộ tịch 2014 thì thủ tục đăng ký nhận cha mẹ con tại Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người yêu cầu đăng ký nhận cha mẹ con nộp các giấy tờ sau đây:
- Tờ khai đăng ký nhận cha mẹ con;
- Giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
- Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để chứng minh về nhân thân (đối với trường hợp đăng ký nhận cha mẹ con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau).
Lưu ý: Theo Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP thì chứng cứ để chứng minh quan hệ cha mẹ con nêu trên gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
(1) Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
(2) Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha mẹ con theo thì các bên nhận cha mẹ con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha mẹ con và có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha mẹ con.
Bước 2: Xác minh và niêm yết việc nhận cha mẹ con:
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, công chức làm công tác hộ tịch thực hiện việc xác minh thông tin và niêm yết việc nhận cha mẹ con tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện trong 07 ngày liên tục.
- Đồng thời, gửi văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được nhận là cha mẹ con thường trú để niêm yết trong thời gian 07 ngày liên tục tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước 3: Phòng Tư pháp báo cáo và đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc đăng ký nhận cha mẹ con, nếu thấy đủ điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.
Bước 4: Cấp trích lục:
- Khi đăng ký nhận cha mẹ con các bên phải có mặt;
- Công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng các bên ký vào Sổ hộ tịch.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho các bên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?