Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật tổ chức chính quyền địa phương mới nhất? 04 nguyên tắc tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương?
Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật tổ chức chính quyền địa phương mới nhất?
Luật tổ chức chính quyền địa phương mới nhất là Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 được Quốc hội ban hành ngày 19/06/2015 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2016.
Dưới đây là các văn bản hướng dẫn Luật tổ chức chính quyền địa phương mới nhất (Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015):
(1) Nghị định 66/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 54/2018/NĐ-CP hướng dẫn việc lấy ý kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính;
(2) Nghị định 107/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 24/2014/NĐ-CP quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
(3) Nghị định 108/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 37/2014/NĐ-CP quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
(4) Nghị quyết 629/2019/UBTVQH14 hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành;
(5) Nghị định 54/2018/NĐ-CP về hướng dẫn việc lấy ý kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính;
(6) Nghị quyết 1130/2016/UBTVQH13 về tiêu chuẩn, điều kiện thành lập Ban dân tộc của Hội đồng nhân dân tỉnh, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
Lưu ý: Việc tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính được quy định tại Điều 4 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019 như sau:
- Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại Điều 2 của Luật này phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.”.
- Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã.
- Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phường, thị trấn.
Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật tổ chức chính quyền địa phương mới nhất? 04 nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương? (hình từ internet)
04 nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương theo Luật tổ chức chính quyền địa phương?
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương được quy định tại Điều 5 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, bao gồm:
(1) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
(2) Hiện đại, minh bạch, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân.
(3) Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.
(4) Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể Ủy ban nhân dân kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
Việc phân định thẩm quyền được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019 thì việc phân định thẩm quyền được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc sau đây:
(1) Bảo đảm quản lý nhà nước thống nhất về thể chế, chính sách, chiến lược và quy hoạch đối với các ngành, lĩnh vực; bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính quốc gia;
(2) Phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
(3) Kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ, phân định rõ nhiệm vụ quản lý nhà nước giữa chính quyền địa phương các cấp đối với các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn lãnh thổ;
(4) Việc phân định thẩm quyền phải phù hợp với điều kiện, đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo và đặc thù của các ngành, lĩnh vực;
(5) Những vấn đề liên quan đến phạm vi từ hai đơn vị hành chính cấp xã trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp huyện; những vấn đề liên quan đến phạm vi từ hai đơn vị hành chính cấp huyện trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp tỉnh; những vấn đề liên quan đến phạm vi từ hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhà nước ở trung ương, trừ trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ có quy định khác;
(6) Việc phân quyền, phân cấp cho các cấp chính quyền địa phương phải bảo đảm điệu kiện về tài chính, nguồn nhân lực và các điều kiện cần thiết khác; gắn phân quyền, phân cấp với cơ chế kiểm tra, thanh tra khi thực hiện phân quyền, phân cấp. Chính quyền địa phương thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được phân quyền, phân cấp và chịu trách nhiệm trong phạm vi được phân quyền, phân cấp
- Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015
- Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- Nghị quyết 1130/2016/UBTVQH13
- Nghị quyết 629/2019/UBTVQH14
- Nghị định 37/2014/NĐ-CP
- Nghị định 108/2020/NĐ-CP
- Nghị định 24/2014/NĐ-CP
- Nghị định 107/2020/NĐ-CP
- Nghị định 54/2018/NĐ-CP
- Nghị định 66/2023/NĐ-CP
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gói thầu chìa khóa trao tay là viết tắt của cụm từ nào? Gói thầu chìa khóa trao tay có phải là gói thầu hỗn hợp không?
- Phạm vi quyền đối với bí mật kinh doanh được xác định như thế nào? Căn cứ xác định đối tượng được bảo hộ bí mật kinh doanh?
- Có được tuyển dụng lao động đối với văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC không?
- Lao động hợp đồng trong Quân đội có được bình xét thi đua cuối năm không? Được tặng danh hiệu Lao động tiên tiến khi nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định dự toán ngân sách địa phương? Thời gian quyết định dự toán ngân sách địa phương?