Tổ hòa giải ở cơ sở có phải tổ chức thảo luận các giải pháp để tiến hành hòa giải các vụ việc phức tạp không?
Tổ hòa giải ở cơ sở gồm có những ai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 quy định về tổ hòa giải ở cơ sở như sau:
Tổ hòa giải
1. Tổ hòa giải có tổ trưởng và các hòa giải viên. Mỗi tổ hòa giải có từ 03 hòa giải viên trở lên, trong đó có hòa giải viên nữ. Đối với vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, tổ hòa giải phải có hòa giải viên là người dân tộc thiểu số.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định số lượng tổ hòa giải, hòa giải viên trong một tổ hòa giải căn cứ vào đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội, dân số của địa phương và đề nghị của Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.
3. Hằng năm, Trưởng ban công tác Mặt trận chủ trì phối hợp với tổ trưởng tổ hòa giải tiến hành rà soát, đánh giá về tổ chức, hoạt động của tổ hòa giải và kiến nghị Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã để đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã kiện toàn tổ hòa giải.
Theo đó, tổ hòa giải ở cơ sở gồm có: Tổ trưởng và các hòa giải viên.
Ngoài ra, mỗi tổ hòa giải có từ 03 hòa giải viên trở lên, trong đó có hòa giải viên nữ. Đối với vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, tổ hòa giải phải có hòa giải viên là người dân tộc thiểu số.
Tổ hòa giải ở cơ sở có phải tổ chức thảo luận các giải pháp để tiến hành hòa giải các vụ việc phức tạp không? (Hình từ Internet)
Tổ hòa giải ở cơ sở có phải tổ chức thảo luận các giải pháp để tiến hành hòa giải các vụ việc phức tạp không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 13 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 quy định về trách nhiệm của tổ hòa giải ở cơ sở như sau:
Trách nhiệm của tổ hòa giải
1. Tổ chức thực hiện hòa giải.
2. Tổ chức trao đổi kinh nghiệm, thảo luận các giải pháp để tiến hành hòa giải vụ, việc phức tạp.
3. Phối hợp với Ban công tác Mặt trận, Chi hội phụ nữ, Chi đoàn thanh niên, Chi hội cựu chiến binh, Chi hội nông dân, Chi hội người cao tuổi, các tổ hòa giải và tổ chức, cá nhân khác trong hoạt động hòa giải ở cơ sở.
4. Kiến nghị với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Uỷ ban nhân dân cấp xã về hoạt động hòa giải ở cơ sở, các điều kiện cần thiết cho hoạt động hòa giải ở cơ sở.
5. Đề nghị khen thưởng tổ hòa giải, hòa giải viên có thành tích xuất sắc trong công tác hòa giải.
Như vậy, tổ hòa giải ở cơ sở có trách nhiệm tổ chức trao đổi thỏa thuận các giải pháp để tiến hành hòa giải vụ việc phức tạp.
Hằng năm cơ quan nào có trách nhiệm đánh giá về tổ chức và hoạt động của tổ hòa giải trên địa bàn?
Căn cứ the khoản 1 Điều 11 Nghị quyết liên tịch 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN có quy định như sau:
Rà soát, đánh giá về tổ chức và hoạt động của tổ hòa giải; kiện toàn tổ hòa giải
1. Hằng năm, Ủy ban nhân dân các cấp chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp chỉ đạo, hướng dẫn rà soát, đánh giá về tổ chức và hoạt động của tổ hòa giải trên địa bàn.
2. Trên cơ sở hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởng ban công tác Mặt trận chủ trì, phối hợp với Tổ trưởng tổ hòa giải tiến hành rà soát, đánh giá về tổ chức và hoạt động của tổ hòa giải theo các nội dung chủ yếu sau:
a) Số lượng tổ hòa giải; số lượng, thành phần hòa giải viên hiện có của tổ hòa giải;
b) Kết quả hoạt động hòa giải của năm, tính từ ngày 01 tháng 01 đến 31 tháng 12 của năm, bao gồm: Kết quả hoạt động của tổ hòa giải về số vụ, việc tiếp nhận; số vụ, việc hòa giải thành, số vụ, việc hòa giải không thành; số vụ, việc chưa giải quyết, số vụ, việc đang giải quyết; kết quả hoạt động của từng hòa giải viên về số vụ, việc đã giải quyết, số vụ, việc hòa giải thành, số vụ, việc hòa giải không thành; số vụ, việc chưa giải quyết và số vụ, việc đang giải quyết.
3. Căn cứ kết quả rà soát, đánh giá về tổ chức, hoạt động của Tổ hòa giải, Trưởng ban công tác Mặt trận kiến nghị Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã về củng cố, kiện toàn tổ hòa giải, bao gồm: số lượng tổ hòa giải cần thành lập mới; các Tổ hòa giải phải củng cố, kiện toàn; các trường hợp cho thôi hòa giải viên; dự kiến số lượng bổ sung hòa giải viên, Tổ trưởng tổ hòa giải.
4. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã tổng hợp kiến nghị của Trưởng ban công tác Mặt trận và đề nghị Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định số lượng tổ hòa giải ở địa phương và số lượng hòa giải viên trong mỗi tổ hòa giải.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định số lượng tổ hòa giải và số lượng hòa giải viên trong mỗi tổ hòa giải.
Theo đó, hằng năm, Ủy ban nhân dân các cấp chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp chỉ đạo, hướng dẫn rà soát, đánh giá về tổ chức và hoạt động của tổ hòa giải trên địa bàn.
Xem thêm: Tổ chức hòa giải ở cơ sở được thực hiện như thế nào?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?
- Tải mẫu biên bản cuộc họp công ty năm 2025 hoàn chỉnh? File Word biên bản cuộc họp công ty mới nhất?
- Gợi ý quà Tết dương lịch 2025? Những món quà tặng Tết dương lịch 2025 ý nghĩa? Tết Dương lịch 2025 vào ngày mấy âm lịch?
- Lịch Vạn niên tháng 1/2025 đầy đủ, chi tiết nhất? Lịch âm dương tháng 1/2025 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
- Luật Tố tụng hành chính quy định những gì và áp dụng cho những hoạt động nào? Quy định về việc tuân thủ pháp luật trong tố tụng hành chính?