Tổ chức Việt Nam có nhu cầu tiếp cận nguồn gen cây trồng để nghiên cứu vì mục đích thương mại có cần thực hiện đăng ký không?

Tổ chức Việt Nam có nhu cầu tiếp cận nguồn gen cây trồng để nghiên cứu vì mục đích thương mại có cần thực hiện đăng ký không? Hồ sơ đăng ký tiếp cận gồm những gì? Có thể nộp hồ sơ bằng những hình thức nào? Câu hỏi của anh Tân đến từ Hải Phòng.

Tổ chức Việt Nam có nhu cầu tiếp cận nguồn gen cây trồng để nghiên cứu vì mục đích thương mại có cần thực hiện đăng ký không?

Căn cứ Điều 48 Luật đa dạng sinh học 2008 quy định như sau:

Bảo vệ giống cây trồng, vật nuôi đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe dọa tuyệt chủng
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức điều tra, đánh giá giống cây trồng, vật nuôi đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe doạ tuyệt chủng để đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
2. Việc tiếp cận nguồn gen cây trồng, vật nuôi đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe dọa tuyệt chủng được thực hiện theo quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương V của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Theo quy định này, việc tiếp cận nguồn gen cây trồng được thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương V Luật đa dạng sinh học 2008 và Mục 2 Chương V Luật đa dạng sinh học 2008 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Đồng thời căn cứ Điều 7 Nghị định 59/2017/NĐ-CP hướng dẫn khoản 1 Điều 57 Luật đa dạng sinh học 2008 quy định như sau:

Đối tượng đăng ký và đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen
1. Các đối tượng sau đây phải đăng ký và đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen:
a) Tổ chức, cá nhân Việt Nam có nhu cầu tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại;
b) Tổ chức, cá nhân nước ngoài có nhu cầu tiếp cận nguồn gen trên lãnh thổ Việt Nam vì bất cứ mục đích nào;
c) Tổ chức, cá nhân Việt Nam có nhu cầu đưa nguồn gen được tiếp cận ra nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại Điều 20 Nghị định này.
2. Đối tượng là cá nhân đăng ký và đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Có bằng cấp chuyên môn (từ đại học trở lên) về một trong các lĩnh vực: sinh học, công nghệ sinh học, dược học và khoa học nông nghiệp;
b) Là thành viên của tổ chức khoa học và công nghệ đang hoạt động theo quy định pháp luật của quốc gia nơi tổ chức được thành lập trong các lĩnh vực sinh học, công nghệ sinh học, dược học, khoa học nông nghiệp và được tổ chức này bảo lãnh bằng văn bản theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Như vậy, tổ chức Việt Nam có nhu cầu tiếp cận nguồn gen cây trồng để nghiên cứu vì mục đích thương mại sẽ phải thực hiện đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tiếp cận nguồn gen cây trồng để nghiên cứu vì mục đích thương mại

Tiếp cận nguồn gen cây trồng để nghiên cứu vì mục đích thương mại (hình từ Internet)

Hồ sơ đăng ký tiếp cận nguồn gen cây trồng được quy định như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 59/2017/NĐ-CP quy định hồ sơ đăng ký tiếp cận nguồn gen cây trồng bao gồm:

(1) Đơn đăng ký tiếp cận nguồn gen theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 59/2017/NĐ-CP; Tải về

(2) Văn bản chứng minh tư cách pháp nhân theo quy định pháp luật của quốc gia nơi tổ chức được thành lập;

- Xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ sau để để chứng minh về nhân thân của cá nhân đăng ký:

+ Hộ chiếu;

+ Chứng minh nhân dân;

+ Thẻ căn cước công dân;

+ Giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân).

(3) Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài đăng ký tiếp cận nguồn gen phải có văn bản hợp tác với tổ chức khoa học và công nghệ Việt Nam;

(4) Đối với việc đăng ký tiếp cận nguồn gen thuộc chương trình, dự án, đề tài chung có sự tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân phải có văn bản ủy quyền cho tổ chức, cá nhân đại diện để thực hiện đăng ký tiếp cận nguồn gen.

Hồ sơ đăng ký tiếp cận nguồn gen cây trồng có thể nộp bằng những hình thức nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 9 Nghị định 59/2017/NĐ-CP quy định như sau:

Đăng ký tiếp cận nguồn gen
1. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký tiếp cận nguồn gen (sau đây gọi là hồ sơ đăng ký) tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo một trong các cách: Nộp trực tiếp tại trụ sở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; gửi qua đường bưu điện hoặc đăng ký điện tử.
...

Theo quy định này, hồ sơ đăng ký tiếp cận nguồn gen cây trồng có thể nộp bằng một trong những hình thức sau:

- Nộp trực tiếp hồ sơ tại trụ sở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Gửi hồ sơ đăng ký tiếp cận nguồn gen cây trồng qua đường bưu điện

- Đăng ký tiếp cận nguồn gen cây trồng trên trang điện tử.


Tiếp cận nguồn gen
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gì trong việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen?
Pháp luật
Đối tượng được giao quản lý nguồn gen có quyền hưởng lợi ích do tổ chức, cá nhân tiếp cận nguồn gen chia sẻ không?
Pháp luật
Cá nhân Việt Nam có nhu cầu tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại có cần thực hiện thỏa thuận và ký hợp đồng với bên cung cấp không?
Pháp luật
Cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen cần đáp ứng các điều kiện gì? Giấy phép tiếp cận nguồn gen phải có các nội dung chủ yếu nào?
Pháp luật
Mẫu giấy phép tiếp cận nguồn gen mới nhất hiện nay? Tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen như thế nào?
Pháp luật
Không chia sẻ lợi ích thu được từ việc sử dụng nguồn gen với các bên liên quan thì tổ chức có bị xử phạt không?
Pháp luật
Không tuân thủ nội dung trong kế hoạch tiếp cận nguồn gen được cơ quan nhà nước phê duyệt thì tổ chức bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Người tiếp cận nguồn gen khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Tổ chức tiếp cận nguồn gen khi giấy phép tiếp cận nguồn gen đã hết hạn thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Cá nhân Việt Nam có nhu cầu tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại thì cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ gì?
Pháp luật
Mẫu báo cáo hoạt động tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen hiện nay được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tiếp cận nguồn gen
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
989 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tiếp cận nguồn gen

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiếp cận nguồn gen

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào