Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải thực hiện những việc nào để quản trị rủi ro theo quy định?
Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải thực hiện những việc nào để quản trị rủi ro?
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Nghị định 21/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Quản trị rủi ro
1. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải thành lập Ban kiểm soát hoặc chỉ định Kiểm soát viên theo quy định tại Điều 27 Nghị định này.
2. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải xây dựng, triển khai thực hiện: các quy chế phân công trách nhiệm trong nội bộ; quy trình nghiên cứu phát triển sản phẩm, khai thác, thẩm định, bồi thường, tái bảo hiểm và các quy trình nghiệp vụ khác.
3. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật, các quy trình nghiệp vụ và quy định nội bộ. Hoạt động kiểm tra, giám sát phải độc lập với các hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm và bảo đảm đánh giá, phát hiện kịp thời mọi rủi ro có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả và mục tiêu hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, phản ánh kịp thời với cấp có thẩm quyền của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô để có biện pháp xử lý thích hợp.
4. Kết quả kiểm tra, giám sát phải được lập thành văn bản và lưu giữ tại tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
Theo đó, để quản lý rùi ro, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải thực hiện những việc sau:
- Thành lập Ban kiểm soát hoặc chỉ định Kiểm soát viên
- Xây dựng, triển khai thực hiện:
+ Các quy chế phân công trách nhiệm trong nội bộ;
+ Quy trình nghiên cứu phát triển sản phẩm, khai thác, thẩm định, bồi thường, tái bảo hiểm và các quy trình nghiệp vụ khác.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật, các quy trình nghiệp vụ và quy định nội bộ.
Lưu ý: Hoạt động kiểm tra, giám sát phải độc lập với các hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm và bảo đảm đánh giá, phát hiện kịp thời mọi rủi ro có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả và mục tiêu hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, phản ánh kịp thời với cấp có thẩm quyền của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô để có biện pháp xử lý thích hợp.
- Kết quả kiểm tra, giám sát phải được lập thành văn bản và lưu giữ tại tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải thực hiện những việc nào để quản trị rủi ro ?
Ban kiểm soát, Kiểm soát viên do ai bầu lên?
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Nghị định 21/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Ban kiểm soát, Kiểm soát viên
1. Ban kiểm soát, Kiểm soát viên được Đại hội thành viên bầu (đối với trường hợp tổ chức tương hỗ có thành viên sáng lập là cá nhân) hoặc do Tổ chức đại diện thành viên chỉ định (đối với trường hợp tổ chức tương hỗ có thành viên sáng lập là tổ chức đại diện thành viên).
2. Ban kiểm soát, Kiểm soát viên hoạt động độc lập, chịu trách nhiệm trước Đại hội thành viên hoặc Tổ chức đại diện thành viên, thực hiện các quyền và nhiệm vụ sau đây:
a) Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
b) Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
c) Báo cáo Đại hội thành viên về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc ghi chép, lưu giữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính, các báo cáo khác của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô; tính trung thực, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
d) Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
đ) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
Việc tổ chức thực hiện các nội dung quy định tại điểm a và điểm b khoản này không được làm cản trở hoạt động bình thường của Hội đồng quản trị, không gây gián đoạn trong điều hành hoạt động hàng ngày của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
3. Thành viên của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên không đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), Kế toán trưởng, thủ quỹ và không phải là cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi; vợ, chồng; con, con nuôi; anh, chị, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên khác của Ban kiểm soát (trong trường hợp thành lập Ban kiểm soát).
Theo đó, đối với tổ chức tương hỗ có thành viên sáng lập là cá nhân, Ban kiểm soát, Kiểm soát viên được Đại hội thành viên bầu
Đối với tổ chức tương hỗ có thành viên sáng lập là tổ chức đại diện thành viên do Tổ chức đại diện thành viên chỉ định.
Nguyên tắc hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 150 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Nguyên tắc hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô
1. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật trong phạm vi tài sản hình thành từ hoạt động cung cấp bảo hiểm vi mô.
2. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có trách nhiệm quản lý, giám sát hiệu quả hoạt động, tuân thủ các quy định về chế độ tài chính nhằm bảo đảm an toàn tài chính, bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ, cam kết với các thành viên tham gia bảo hiểm, các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có trách nhiệm thực hiện quản trị rủi ro nhằm kiểm soát một cách hiệu quả các rủi ro phát sinh từ hoạt động cung cấp bảo hiểm vi mô.
4. Toàn bộ lợi nhuận thu được từ hoạt động cung cấp bảo hiểm vi mô của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được sử dụng để phục vụ lợi ích cho các thành viên tham gia bảo hiểm thông qua việc giảm trừ phí bảo hiểm, gia tăng quyền lợi bảo hiểm của người được bảo hiểm, hỗ trợ cho các thành viên và các mục tiêu khác theo điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
5. Chính phủ quy định chi tiết về tổ chức hoạt động, quản trị rủi ro, hoạt động nghiệp vụ, công khai thông tin, chế độ tài chính, hạch toán kế toán và báo cáo tài chính của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
Theo đó, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải hoạt động theo 5 nguyên tắc trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?