Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện kiểm kê tài sản trong những trường hợp nào?
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện kiểm kê tài sản trong những trường hợp nào?
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thanh lý những tài sản nào?
- Khi thanh lý tài sản, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có phải thành lập Hội đồng thanh lý không?
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện kiểm kê tài sản trong những trường hợp nào?
Việc kiểm kê tài sản đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định tại Điều 9 Nghị định 93/2017/NĐ-CP như sau:
Kiểm kê tài sản
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện kiểm kê tài sản trong các trường hợp sau:
a) Kết thúc năm tài chính;
b) Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức pháp lý;
c) Kiểm kê tài sản để xác định tổn thất về tài sản do thiên tai, địch họa hoặc trong các trường hợp khác theo yêu cầu quản lý của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
d) Theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Đối với tài sản thừa, thiếu, cần xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của những người có liên quan để xử lý theo từng trường hợp cụ thể.
Như vậy, theo quy định, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện kiểm kê tài sản trong các trường hợp sau đây:
(1) Kết thúc năm tài chính;
(2) Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức pháp lý;
(3) Kiểm kê tài sản để xác định tổn thất về tài sản do thiên tai, địch họa hoặc trong các trường hợp khác theo yêu cầu quản lý của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
(4) Theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện kiểm kê tài sản trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thanh lý những tài sản nào?
Việc thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định tại Điều 15 Nghị định 93/2017/NĐ-CP như sau:
Thanh lý tài sản
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thanh lý những tài sản kém, mất phẩm chất; tài sản hư hỏng không có khả năng phục hồi; tài sản lạc hậu kỹ thuật không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không có hiệu quả và không thể nhượng bán nguyên trạng; tài sản đã sử dụng vượt quá thời gian sử dụng theo quy định mà không thể tiếp tục sử dụng.
2. Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản thực hiện theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, các quy định của pháp luật khác có liên quan và Điều lệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đối với tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ còn phải tuân thủ quy định của pháp luật về thanh lý tài sản đối với doanh nghiệp nhà nước.
3. Khi thanh lý tài sản, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thành lập Hội đồng thanh lý. Đối với những tài sản pháp luật quy định phải bán đấu giá khi thanh lý, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tổ chức bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thanh lý những tài sản sau đây:
(1) Tài sản kém, mất phẩm chất;
(2) Tài sản hư hỏng không có khả năng phục hồi;
(3) Tài sản lạc hậu kỹ thuật không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không có hiệu quả và không thể nhượng bán nguyên trạng;
(4) Tài sản đã sử dụng vượt quá thời gian sử dụng theo quy định mà không thể tiếp tục sử dụng.
Khi thanh lý tài sản, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có phải thành lập Hội đồng thanh lý không?
Việc thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định tại Điều 15 Nghị định 93/2017/NĐ-CP như sau:
Thanh lý tài sản
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thanh lý những tài sản kém, mất phẩm chất; tài sản hư hỏng không có khả năng phục hồi; tài sản lạc hậu kỹ thuật không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không có hiệu quả và không thể nhượng bán nguyên trạng; tài sản đã sử dụng vượt quá thời gian sử dụng theo quy định mà không thể tiếp tục sử dụng.
2. Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản thực hiện theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, các quy định của pháp luật khác có liên quan và Điều lệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đối với tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ còn phải tuân thủ quy định của pháp luật về thanh lý tài sản đối với doanh nghiệp nhà nước.
3. Khi thanh lý tài sản, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thành lập Hội đồng thanh lý. Đối với những tài sản pháp luật quy định phải bán đấu giá khi thanh lý, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tổ chức bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, khi thanh lý tài sản, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thành lập Hội đồng thanh lý.
Đối với những tài sản pháp luật quy định phải bán đấu giá khi thanh lý, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tổ chức bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?
- Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có phải tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm không?
- Thanh lý rừng trồng là gì? 02 hình thức thanh lý? Chi phí thanh lý rừng trồng được lập dự toán trong phương án thanh lý rừng trồng đúng không?