Doanh nghiệp chế xuất thanh lý tài sản cố định sử dụng loại hóa đơn nào? Hình thức thanh lý hàng hóa nhập khẩu?
Doanh nghiệp chế xuất thanh lý tài sản cố định sử dụng loại hóa đơn nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP:
Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ
1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
...
Và khoản 2 Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Loại hóa đơn
...
2. Hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân như sau:
a) Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động:
- Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
- Hoạt động vận tải quốc tế;
- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
- Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
b) Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.
...
Đồng thời, theo hướng dẫn tại Công văn 44614/CTHN-TTHT năm 2024 có nêu:
Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty là doanh nghiệp chế xuất chỉ có hoạt động xuất khẩu thực hiện thanh lý tài sản cố định bán vào nội địa theo quy định thì sử dụng hóa đơn bán hàng theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP .
Công ty thực hiện kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư số 219/2013/TT-BTC và nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, Khoản 4 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
Như vậy, theo các quy định trên, trường hợp doanh nghiệp chế xuất chỉ có hoạt động xuất khẩu thực hiện thanh lý tài sản cố định bán vào nội địa thì sử dụng hóa đơn bán hàng.
Doanh nghiệp chế xuất thanh lý tài sản cố định sử dụng loại hóa đơn nào? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp chế xuất được thanh lý hàng hóa nhập khẩu theo hình thức nào?
Hình thức thanh lý hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất được quy định tại khoản 1 Điều 79 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 55 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC) như sau:
Thanh lý hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất
1. DNCX được thanh lý hàng hóa nhập khẩu bao gồm: máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, nguyên liệu, vật tư và các hàng hóa nhập khẩu khác thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo các hình thức: xuất khẩu, bán, biếu, tặng, tiêu hủy tại Việt Nam.
...
Đối chiếu với quy định trên thì doanh nghiệp chế xuất có thể thanh lý hàng hóa nhập khẩu theo các hình thức: xuất khẩu, bán, biếu, tặng, tiêu hủy tại Việt Nam.
Doanh nghiệp chế xuất có cần đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu khi thanh lý hàng hóa nhập khẩu không?
Thủ tục thanh lý hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất được quy định tại khoản 2 Điều 79 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 55 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC) như sau:
Thanh lý hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất
...
2. Thủ tục thanh lý
a) Trường hợp thanh lý theo hình thức xuất khẩu thì doanh nghiệp đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu;
b) Trường hợp thanh lý theo hình thức bán, biếu, tặng tại thị trường Việt Nam, DNCX được lựa chọn thực hiện theo một trong hai hình thức sau:
b.1) Trường hợp DNCX lựa chọn hình thức chuyển đổi mục đích sử dụng thì đăng ký tờ khai hải quan mới, chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu chuyển mục đích sử dụng (trừ trường hợp tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu ban đầu đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý nhập khẩu); căn cứ tính thuế là trị giá tính thuế, thuế suất và tỷ giá tại thời điểm đăng ký tờ khai chuyển mục đích sử dụng quy định tại Điều 21 Thông tư này.
Sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng thì việc bán, biếu, tặng hàng hóa này tại thị trường Việt Nam thực hiện không phải làm thủ tục hải quan;
b.2) Trường hợp DNCX lựa chọn hình thức thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư này thì DNCX thực hiện thủ tục xuất khẩu tại chỗ; doanh nghiệp nội địa thực hiện thủ tục nhập khẩu tại chỗ, nộp các loại thuế theo quy định. Tại thời điểm thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ không áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện quản lý theo điều kiện, tiêu chuẩn, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện khi nhập khẩu ban đầu; hàng hóa quản lý bằng giấy phép thì phải được cơ quan cấp phép nhập khẩu đồng ý bằng văn bản.
...
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp chế xuất phải đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu trong trường hợp thanh lý hàng hóa theo hình thức xuất khẩu.
Trường hợp doanh nghiệp chế xuất thanh lý hàng hóa theo hình thức bán, biếu, tặng tại thị trường Việt Nam thì doanh nghiệp chế xuất được lựa chọn thực hiện theo một trong hai hình thức sau đây:
- Hình thức chuyển đổi mục đích sử dụng;
- Hình thức thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?