Tổ chức tài chính vi mô có phải tổ chức tín dụng không? Được tổ chức dưới hình thức nào? Chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô là ai?
Tổ chức tài chính vi mô là gì?
Khoản 1 và khoản 5 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định về tổ chức tài chính vi mô như sau:
"1. Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.
...
5. Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ."
Như vậy, tổ chức tài chính vi mô là một loại tổ chức tín dụng, thực hiện những hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật hiện hành nhằm đáp ứng các nhu cầu của cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ.
Hình thức thành lập của tổ chức tài chính vi mô là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 6 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có thể là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
"Điều 6. Hình thức tổ chức của tổ chức tín dụng
...
6. Tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn."
>>> Xem thêm: Tổng hợp trọn bộ các quy định hiện hành về Tổ chức tín dụng Tải
Chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô là những đối tượng nào?
Chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô
Điều 8 Thông tư 03/2018/TT-NHNN quy định về chủ sở hữu, thành viên sáng lập của tổ chức tài chính vi mô như sau:
Đối với trường hợp tổ chức tài chính vi mô thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:
Chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải đảm bảo các điều kiện tại khoản 1 Điều này:
(1) Là tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam hoặc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện có chương trình, dự án tài chính vi mô được chuyển đổi theo quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động của chương trình, dự án tài chính vi mô của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ;
(2) Có khả năng về tài chính để góp vốn thành lập tổ chức tài chính vi mô và cam kết không dùng vốn ủy thác, vốn huy động, vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn; cam kết hỗ trợ tổ chức tài chính vi mô về tài chính để giải quyết khó khăn trong trường hợp gặp khó khăn về vốn hoặc khả năng thanh khoản;
(3) Không phải là cổ đông sáng lập, chủ sở hữu, thành viên sáng lập, cổ đông chiến lược của tổ chức tín dụng khác tại Việt Nam.
Đối với trường hợp tổ chức tài chính vi mô thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:
Thành viên sáng lập của tổ chức tài chính vi mô là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải đảm bảo các điều kiện tại khoản 2 Điều này:
(1) Có ít nhất một thành viên sáng lập là tổ chức chính trị hoặc tổ chức chính trị - xã hội;
(2) Có ít nhất một thành viên sáng lập là tổ chức đã hoặc đang trực tiếp tham gia quản lý hoặc điều hành chương trình, dự án tài chính vi mô hoạt động an toàn, bền vững trong ít nhất 03 (ba) năm liên tiếp trước thời điểm nộp đơn đề nghị cấp Giấy phép;
(3) Thành viên sáng lập là cá nhân:
- Có quốc tịch Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật;
- Không thuộc những đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng ở khung phạt tiền cao nhất đối với hành vi vi phạm quy định về giấy phép, quản trị, điều hành, cổ phần, cổ phiếu, góp vốn, mua cổ phần, cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp, tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng trong thời gian 24 (hai mươi tư) tháng liền kề trước thời điểm nộp đơn đề nghị cấp Giấy phép;
- Không phải là cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập của tổ chức tín dụng khác tại Việt Nam;
- Có khả năng về tài chính để góp vốn thành lập tổ chức tài chính vi mô và cam kết không dùng vốn ủy thác, vốn huy động, vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn; cam kết hỗ trợ tổ chức tài chính vi mô về tài chính để giải quyết khó khăn trong trường hợp gặp khó khăn về vốn hoặc khả năng thanh khoản;
(4) Thành viên sáng lập là tổ chức Việt Nam:
- Được thành lập theo pháp luật Việt Nam;
- Không phải là cổ đông sáng lập, chủ sở hữu, thành viên sáng lập, cổ đông chiến lược của tổ chức tín dụng khác tại Việt Nam;
- Có khả năng về tài chính để góp vốn thành lập tổ chức tài chính vi mô và cam kết không dùng vốn ủy thác, vốn huy động, vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn; cam kết hỗ trợ tổ chức tài chính vi mô về tài chính để giải quyết khó khăn trong trường hợp gặp khó khăn về vốn hoặc khả năng thanh khoản;
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế và bảo hiểm xã hội theo quy định đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
- Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng ở khung phạt tiền cao nhất đối với hành vi vi phạm quy định về giấy phép, quản trị, điều hành, cổ phần, cổ phiếu, góp vốn, mua cổ phần, cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp, tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng trong thời gian 24 (hai mươi tư) tháng liền kề trước thời điểm nộp đơn đề nghị cấp Giấy phép;
- Trường hợp thành viên sáng lập là doanh nghiệp phải hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 (ba) năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
- Trường hợp thành viên sáng lập là doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định, phải đảm bảo vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định tối thiểu bằng số vốn góp cam kết theo số liệu từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm liền kề trước thời điểm gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
- Trường hợp thành viên sáng lập là doanh nghiệp được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm phải tuân thủ việc góp vốn theo các quy định liên quan của pháp luật;
(5) Thành viên sáng lập là tổ chức nước ngoài:
- Là ngân hàng nước ngoài;
- Không vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về hoạt động ngân hàng của nước nguyên xứ trong vòng 05 (năm) năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép.
- Không phải là cổ đông sáng lập, chủ sở hữu, thành viên sáng lập, cổ đông chiến lược của tổ chức tín dụng khác tại Việt Nam;
- Có khả năng về tài chính để góp vốn thành lập tổ chức tài chính vi mô và cam kết không dùng vốn ủy thác, vốn huy động, vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn; cam kết hỗ trợ tổ chức tài chính vi mô về tài chính để giải quyết khó khăn trong trường hợp gặp khó khăn về vốn hoặc khả năng thanh khoản.
Căn cứ vào quy định trên, chủ sở hữu, thành viên sáng lập của tổ chức tài chính vi mô có thể là cá nhân nhưng phải đảm bảo đáp ứng đủ các điều kiện luật định.
Như vậy, tổ chức tài chính vi mô là tổ chức tín dụng được thành lập và tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Tương ứng theo từng loại hình tổ chức, pháp luật quy định những điều kiện khác nhau đối với chủ sở hữu và thành viên sáng lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu tại đâu?
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở giai đoạn nào? Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được ước tính ra sao?
- Bộ luật Tố tụng dân sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Nhiệm vụ của Bộ luật Tố tụng dân sự?
- Phân loại, điều kiện khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác từ 1/7/2025 ra sao?
- Mức đầu tư để trường mầm non tư thục hoạt động giáo dục ít nhất là bao nhiêu? Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục?