Tổ chức tài chính vi mô có thể thực hiện cho vay bằng ngoại tệ không? Thời hạn hoạt động tối đa của tổ chức tài chính vi mô là bao lâu?
Tổ chức tài chính vi mô có thể thực hiện cho vay bằng ngoại tệ đối với các khách hàng tài chính vi mô không?
Căn cứ khoản 3 Điều 24 Thông tư 33/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Nội dung hoạt động
1. Tổ chức tài chính vi mô được thực hiện các hoạt động huy động vốn sau:
a) Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
(i) Tiết kiệm bắt buộc;
(ii) Tiền gửi của tổ chức, cá nhân bao gồm cả tiền gửi tự nguyện của khách hàng tài chính vi mô, trừ tiền gửi nhằm mục đích thanh toán;
b) Vay, nhận tiền gửi với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
c) Vay nước ngoài theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức tài chính vi mô được gửi tiền tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Tổ chức tài chính vi mô chỉ được thực hiện cho vay bằng đồng Việt Nam đối với các khách hàng tài chính vi mô để sử dụng vào các hoạt động tạo thu nhập và cải thiện điều kiện sống. Tổ chức tài chính vi mô không được cho vay khách hàng để mua, đầu tư chứng khoán.
Khoản cho vay của tổ chức tài chính vi mô có thể được bảo đảm bằng tiết kiệm bắt buộc, bảo lãnh của nhóm khách hàng tiết kiệm và vay vốn (sau đây gọi là tổ vay vốn) theo quy định của tổ chức tài chính vi mô.
Việc cho vay của tổ chức tài chính vi mô đối với hộ nghèo, cận nghèo, hộ gia đình có thu nhập thấp được thực hiện thông qua người đại diện của hộ gia đình. Người đại diện của hộ gia đình là thành viên của hộ gia đình và phải được các thành viên của hộ gia đình ủy quyền đại diện bằng văn bản theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, tổ chức tài chính vi mô không được phép thực hiện hoạt động cho vay bằng ngoại tệ.
Tổ chức tài chính vi mô chỉ được thực hiện cho vay bằng đồng Việt Nam đối với các khách hàng tài chính vi mô để sử dụng vào các hoạt động tạo thu nhập và cải thiện điều kiện sống.
Lưu ý:
- Tổ chức tài chính vi mô không được cho vay khách hàng để mua, đầu tư chứng khoán.
- Khoản cho vay của tổ chức tài chính vi mô có thể được bảo đảm bằng tiết kiệm bắt buộc, bảo lãnh của nhóm khách hàng tiết kiệm và vay vốn theo quy định của tổ chức tài chính vi mô.
Tổ chức tài chính vi mô có thể thực hiện cho vay bằng ngoại tệ đối với các khách hàng tài chính vi mô không? (Hình từ Internet)
Thời hạn hoạt động tối đa của tổ chức tài chính vi mô là bao lâu?
Căn cứ Điều 26 Thông tư 33/2024/TT-NHNN có quy định như sau:
Thời hạn hoạt động và địa bàn hoạt động
1. Thời hạn hoạt động của tổ chức tài chính vi mô được ghi trong Giấy phép tối đa không quá 50 năm.
2. Địa bàn hoạt động của tổ chức tài chính vi mô được quy định trong Giấy phép.
3. Tổ chức tài chính vi mô thực hiện mở rộng mạng lưới hoạt động ra ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chính theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về mạng lưới hoạt động của tổ chức tài chính vi mô.
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn hoạt động của tổ chức tài chính vi mô được ghi trong Giấy phép tối đa là 50 năm.
Trụ sở chính của tổ chức tài chính vi mô phải đáp ứng các điều kiện nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Thông tư 33/2024/TT-NHNN thì trụ sở chính của tổ chức tài chính vi mô phải đáp ứng các quy định về trụ sở chính của doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và các điều kiện sau:
(1) Là nơi làm việc của Hội đồng thành viên, Ban điều hành, được ghi trong Giấy phép theo quy định của pháp luật và được thực hiện giao dịch với khách hàng;
(2) Phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm tên tòa nhà, số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có);
(3) Tổ chức tài chính vi mô có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp;
(4) Đảm bảo thuận tiện giao dịch với khách hàng và có kho tiền đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
(5) Đảm bảo an toàn tài sản và phù hợp với yêu cầu hoạt động của tổ chức tài chính vi mô;
(6) Có hệ thống công nghệ thông tin kết nối giữa trụ sở chính với chi nhánh, phòng giao dịch, giữa chi nhánh quản lý với phòng giao dịch đảm bảo an toàn, bảo mật và yêu cầu báo cáo, thống kê.
Lưu ý: Cũng theo quy định tại Điều 11 Thông tư 33/2024/TT-NHNN thì tên của tổ chức tài chính vi mô phải đảm bảo phù hợp với quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 và các quy định của pháp luật có liên quan.
Tên của tổ chức tài chính vi mô được đặt phù hợp với hình thức pháp lý, loại hình tương ứng như sau:
- Tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tên riêng;
- Tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn và tên riêng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?
- Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ thôn cuối năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất 2024 ở đâu?