Tổ chức không thực hiện việc san lấp công trình thăm dò sau khi Giấy phép thăm dò khoáng sản hết hiệu lực thì có bị xử phạt gì không?
- Trường hợp nào Giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực?
- Tổ chức có phải san lấp công trình thăm dò sau khi Giấy phép thăm dò khoáng sản hết hiệu lực hay không?
- Tổ chức không thực hiện việc san lấp công trình thăm dò sau khi Giấy phép thăm dò khoáng sản hết hiệu lực thì có bị xử phạt gì không?
Trường hợp nào Giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực?
Tại khoản 2 Điều 46 Luật Khoáng sản 2010 quy định về việc thu hồi, chấm dứt hiệu lực Giấy phép thăm dò khoáng sản, theo đó Giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
- Giấy phép bị thu hồi;
- Giấy phép hết hạn;
- Giấy phép được trả lại;
- Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản giải thể hoặc phá sản.
Tổ chức có phải san lấp công trình thăm dò sau khi Giấy phép thăm dò khoáng sản hết hiệu lực hay không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 46 Luật Khoáng sản 2010 quy định về việc thu hồi, chấm dứt hiệu lực Giấy phép thăm dò khoáng sản cụ thể như sau:
"3. Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày Giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản phải di chuyển toàn bộ tài sản của mình và của các bên liên quan ra khỏi khu vực thăm dò; san lấp công trình thăm dò, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, phục hồi môi trường, đất đai; giao nộp mẫu vật, thông tin về khoáng sản đã thu thập được cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản. Quy định này không áp dụng đối với trường hợp tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản đang đề nghị gia hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc cấp Giấy phép khai thác khoáng sản."
Như vậy, theo quy định nêu trên, sau khi Giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực thì tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản có nghĩa vụ phải san lấp công trình thăm dò trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực. Lưu ý: đối với trường hợp tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản đang đề nghị gia hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc cấp Giấy phép khai thác khoáng sản thì sẽ không phải thực hiện san lấp công trình thăm dò.
Không san lấp công trình thăm dò sau khi Giấy phép thăm dò khoáng sản hết hiệu lực thì có bị xử phạt không?
Tổ chức không thực hiện việc san lấp công trình thăm dò sau khi Giấy phép thăm dò khoáng sản hết hiệu lực thì có bị xử phạt gì không?
Theo điểm a khoản 8 Điều 31 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về thông báo kế hoạch thăm dò, báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản, điều kiện tổ chức thi công đề án thăm dò khoáng sản, các nghĩa vụ khi giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực cụ thể như sau:
"8. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Sau 06 tháng, kể từ khi giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực mà không di chuyển toàn bộ tài sản của mình và của các bên liên quan ra khỏi khu vực thăm dò; không thực hiện việc san lấp công trình thăm dò, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo quy định của pháp luật; không giao nộp mẫu vật, thông tin về khoáng sản đã thu thập được cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản theo quy định của pháp luật;
..."
Lưu ý: theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 36/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP) thì mức phạt tiền quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt đối với hộ kinh doanh; chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi, thời hạn được doanh nghiệp ủy quyền áp dụng như đối với mức phạt của cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức (kể cả chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của doanh nghiệp) gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Đồng thời, tại khoản 9 Điều 31 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm trên như sau:
"9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc san lấp công trình thăm dò; thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, phục hồi môi trường và giao nộp mẫu vật, thông tin về khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này."
Như vậy, theo những quy định trên đây, nếu sau 06 tháng, kể từ khi Giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực mà tổ chức không thực hiện san lấp công trình thăm dò thì có thể sẽ bị phạt tiền từ 140 - 200 triệu đồng. Đồng thời, tổ chức đó còn buộc phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như buộc phải san lấp công trình thăm dò của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thông báo mời sơ tuyển thuộc E HSMST dự án PPP mới nhất theo Thông tư 15? Tải về mẫu thông báo?
- Mẫu Email thông báo mở cửa xuyên Tết Ất Tỵ gửi tới khách hàng? Các ngày lễ lớn nào của NLĐ trong năm Ất Tỵ?
- Chương trình lễ trao Huy hiệu Đảng 2025 mới nhất? Bao nhiêu năm tuổi đảng thì được nhận Huy hiệu Đảng?
- Mức phạt quá tốc độ ô tô 5-10 km năm 2025 là bao nhiêu? Ô tô chạy quá tốc độ 5-10km có bị giữ bằng không?
- Ngày 31 tháng 1 là mùng mấy tết? Ngày 31 tháng 1 thứ mấy? Ngày 31 tháng 1 có phải ngày lễ lớn của nước ta hay không?