Trình tự, tỷ lệ điều tra, đánh giá tài nguyên và thăm dò khoáng sản đất hiếm từ ngày 06/1/2025 như thế nào?
Trình tự, tỷ lệ điều tra, đánh giá tài nguyên và thăm dò khoáng sản đất hiếm từ ngày 06/1/2025 như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 21/2024/TT-BTNMT quy định về trình tự, tỷ lệ điều tra, đánh giá tài nguyên và thăm dò khoáng sản đất hiếm như sau:
(1) Trình tự điều tra, đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư 42/2016/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định kỹ thuật về đánh giá tiềm năng khoáng sản rắn phần đất liền trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.
Cụ thể, nguyên tắc, trình tự đánh giá khoáng sản theo quy định tại Điều 4 Thông tư 42/2016/TT-BTNMT như sau:
- Phải tuần tự từ sơ bộ đến chi tiết, từ bề mặt đến dưới sâu.
- Thiết kế và thực hiện các phương pháp phải tuân thủ các quy định kỹ thuật hiện hành và tính tuần tự.
- Đánh giá toàn bộ các loại khoáng sản, bao gồm khoáng sản chính và khoáng sản đi kèm.
- Đánh giá khoáng sản thực hiện theo trình tự sau: (1) Xây dựng đề án (Lập đề án); (2) Triển khai thi công đề án (Thi công đề án); (3) Lập báo cáo tổng kết.
(2) Trình tự thăm dò khoáng sản đất hiếm được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 30 Thông tư 21/2024/TT-BTNMT.
Cụ thể:
- Việc thăm dò từ khái quát đến chi tiết, từ trên mặt xuống dưới sâu, mạng lưới thăm dò từ thưa đến dày, đo vẽ bản đồ địa chất từ tỷ lệ nhỏ đến bản đồ tỷ lệ lớn; phải thực hiện theo nguyên tắc tuần tự các bước điều tra địa chất về khoáng sản.
- Trình tự thăm dò được xây dựng trên cơ sở phù hợp với mức độ phức tạp về cấu trúc địa chất, quy mô trữ lượng và giá trị kinh tế mỏ.
(3) Điều tra tài nguyên khoáng sản đất hiếm thực hiện ở tỷ lệ 1:25.000.
(4) Đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm thực hiện ở tỷ lệ 1:10.000.
(5) Thăm dò khoáng sản đất hiếm thực hiện ở tỷ lệ 1:2.000 hoặc tỷ lệ 1:1.000 hoặc tỷ lệ 1:500.
Trình tự, tỷ lệ điều tra, đánh giá tài nguyên và thăm dò khoáng sản đất hiếm từ ngày 06/1/2025 như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Điều tra tài nguyên khoáng sản đất hiếm bao gồm những nội dung như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 21/2024/TT-BTNMT quy định về nội dung điều tra tài nguyên khoáng sản đất hiếm như sau:
- Thu thập các tài liệu địa chất, địa hóa, địa vật lý, vỏ phong hóa, viễn thám và các tài liệu liên quan khác.
- Tổng hợp, xử lý, phân tích các tài liệu thu thập được và khảo sát bổ sung (nếu có); luận chứng, xác định đối tượng, phạm vi và tổ hợp phương pháp điều tra. Thành lập các sơ đồ, bản đồ, mặt cắt địa chất, khoáng sản.
- Lộ trình điều tra địa chất và khoáng sản kết hợp đo gamma, phổ gamma tại các khu vực có tiền đề và dấu hiệu đất hiếm.
- Đo nhanh ngoài hiện trường bằng phương pháp phân tích XRF bằng thiết bị cầm tay hoặc tương đương.
- Khai đào công trình (vết lộ, hố, hào, giếng) kết hợp đo gamma công trình.
- Khoan tay.
- Lấy, gia công, phân tích mẫu các loại.
- Tổng hợp các tài liệu, kết quả phân tích để xác định các đối tượng khoáng hóa, đối tượng chứa đất hiếm; khoanh định diện phân bố khoáng sản đất hiếm, tính tài nguyên dự báo cấp 334a.
- Đề xuất các khu vực có triển vọng để đánh giá khoáng sản đất hiếm ở tỷ lệ 1:10.000.
Nội dung đánh giá khoáng sản đất hiếm như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 21/2024/TT-BTNMT quy định về 14 nội dung đánh giá khoáng sản đất hiếm cụ thể như sau:
(1) Thu thập, tổng hợp, xử lý, phân tích các tài liệu thu thập được; luận chứng, xác định mạng lưới, phương pháp, khối lượng các hạng mục công việc phục vụ đánh giá khoáng sản đất hiếm.
(2) Công tác trắc địa phục vụ địa chất, địa vật lý, công trình khai đào, khoan.
(3) Lộ trình khảo sát thực địa theo tuyến kết hợp với đo gamma mặt đất, phổ gamma mặt đất tại các khu vực có triển vọng đất hiếm đã được lựa chọn.
(4) Đo gamma công trình, gamma mẫu lõi khoan và địa vật lý lỗ khoan nhằm khoanh định quy mô, kích thước các thân quặng đất hiếm trong các công trình khai đào, vị trí thân quặng trong lỗ khoan, xác định các vị trí lấy mẫu phân tích.
(5) Đo nhanh ngoài hiện trường bằng phương pháp phân tích XRF bằng thiết bị cầm tay hoặc tương đương.
(6) Đối với khoáng sản đất hiếm dạng hấp phụ ion: đo sâu điện để dự đoán chiều dày vỏ phong hóa phục vụ khoanh định khu vực triển vọng khoáng sản đất hiếm.
(7) Khai đào công trình (vết lộ, hố, hào, giếng), khoan.
(8) Lấy mẫu tại các công trình khai đào, khoan để phân tích, xác định hàm lượng đất hiếm.
(9) Lấy và phân tích mẫu kỹ thuật.
(10) Xác định đặc điểm địa chất thủy văn - địa chất công trình của các loại đá trong khu vực đánh giá khoáng sản đất hiếm.
(11) Tổng hợp các tài liệu, kết quả phân tích để khoanh định diện phân bố của đất hiếm đủ điều kiện tính tài nguyên.
(12) Tính tài nguyên cấp 333.
(13) Khoanh định các khu vực đủ điều kiện chuyển sang thăm dò.
(14) Công tác địa chất môi trường.
Lưu ý: Thông tư 21/2024/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/01/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn lưu trữ đối với tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành của đơn vị kế toán là ít nhất mấy năm?
- Biên bản kỳ họp Hội đồng nhân dân phải có chữ ký của ai? Kỳ họp Hội đồng nhân dân có diễn ra công khai không?
- Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình có hoạt động vì mục đích lợi nhuận không?
- 07 nguyên tắc làm việc của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn? Cơ cấu tổ chức như thế nào?
- Cơ quan nào quy định việc kết nạp đoàn viên danh dự? Quyền của đoàn viên danh dự được pháp luật quy định như thế nào?