Tổ chức thăm dò khoáng sản độc hại không thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khi thăm dò thì sẽ bị xử phạt như thế nào?

Mức phạt khi không thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khi thăm dò khoáng sản độc hại? Xin chào, cho tôi hỏi về vấn đề xử lý vi phạm trong lĩnh vực khoáng sản, cụ thể: tổ chức có hành vi không thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khi thăm dò khoáng sản độc hại thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Mong sớm nhận được giải đáp.

Nguyên tắc hoạt động khoáng sản được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 4 Luật Khoáng sản 2010, khoản 2 Điều 8 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định về nguyên tắc hoạt động khoáng sản cụ thể như sau:

(1) Hoạt động khoáng sản phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch khoáng sản, phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trong quy hoạch tỉnh, gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

(2) Chỉ được tiến hành hoạt động khoáng sản khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.

(3) Thăm dò khoáng sản phải đánh giá đầy đủ trữ lượng, chất lượng các loại khoáng sản có trong khu vực thăm dò.

(4) Khai thác khoáng sản phải lấy hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường làm tiêu chuẩn cơ bản để quyết định đầu tư; áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến, phù hợp với quy mô, đặc điểm từng mỏ, loại khoáng sản để thu hồi tối đa khoáng sản.

Mức xử phạt khi không thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường khi thăm dò khoáng sản độc hại?

Mức xử phạt khi không thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường khi thăm dò khoáng sản độc hại?

Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản độc hại có nghĩa vụ gì?

Theo khoản 2 Điều 42 và Điều 44 Luật Khoáng sản 2010, tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản độc hại có nghĩa vụ như sau:

- Nộp lệ phí cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện đúng Giấy phép thăm dò khoáng sản, đề án thăm dò khoáng sản đã được chấp thuận;

- Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xem xét, chấp thuận trong trường hợp thay đổi phương pháp thăm dò hoặc thay đổi khối lượng thăm dò có chi phí lớn hơn 10% dự toán;

- Bồi thường thiệt hại do hoạt động thăm dò gây ra;

- Thông báo kế hoạch thăm dò cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thăm dò khoáng sản trước khi thực hiện;

- Thu thập, lưu giữ thông tin về khoáng sản và báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản; báo cáo các hoạt động khác cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện các công việc khi Giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực theo quy định tại khoản 3 Điều 46 Luật Khoáng sản 2010;

- Thực hiện các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến sức khỏe con người; trường hợp đã gây ô nhiễm môi trường thì phải xác định đầy đủ các yếu tố gây ô nhiễm, thực hiện các biện pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm; trường hợp thăm dò khoáng sản độc hại có chứa chất phóng xạ còn phải thực hiện quy định của Luật năng lượng nguyên tử và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Tổ chức thăm dò khoáng sản độc hại không thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khi thăm dò thì sẽ bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1, khoản 2, khoản 5 và khoản 6 Điều 34 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định xử phạt đối với cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về thăm dò khoáng sản độc hại như sau:

"1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường đã được xác định trong đề án thăm dò khoáng sản nhưng chưa gây ô nhiễm môi trường trong quá trình thăm dò.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đầy đủ các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường đã được xác định trong đề án thăm dò khoáng sản, gây ô nhiễm môi trường trong quá trình thăm dò.
...
5. Hình thức phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động thăm dò khoáng sản trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần: Từ 01 tháng đến dưới 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; từ 03 tháng đến dưới 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2; từ 06 tháng đến dưới 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3; từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến sức khỏe con người đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc thực hiện đầy đủ các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 và khoản 4 Điều này."

Lưu ý: theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 36/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP) thì mức phạt tiền quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt đối với hộ kinh doanh; chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi, thời hạn được doanh nghiệp ủy quyền áp dụng như đối với mức phạt của cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức (kể cả chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của doanh nghiệp) gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, theo những quy định nêu trên, nếu tổ chức thăm dò khoáng sản độc hại có hành vi không thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khi thăm dò khoáng sản độc hại thì có thể sẽ bị phạt tiền từ 20 - 60 triệu đồng, tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi.

Nếu hành vi chưa gây ô nhiễm môi trường trong quá trình thăm dò thì mức xử phạt sẽ là 20 - 60 triệu đồng, còn nếu hành vi không thực hiện bảo vệ môi trường của tổ chức đã gây ô nhiễm môi trường trong quá trình thăm dò thì mức xử phạt sẽ từ 40 - 60 triệu đồng.

Ngoài ra, tổ chức còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động thăm dò khoáng sản trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần, cụ thể: từ 01 tháng đến dưới 03 tháng đối với hành vi không thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nhưng chưa gây ô nhiễm; từ 03 tháng đến dưới 06 tháng đối với hành vi đã gây ô nhiễm môi trường.

Đồng thời, tổ chức vi phạm còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 6 Điều 34 Nghị định 36/2020/NĐ-CP.

Thăm dò khoáng sản Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Thăm dò khoáng sản
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công tác khoan thăm dò địa chất công trình cho một công trình được thực hiện theo bao nhiêu bước?
Pháp luật
Doanh nghiệp thăm dò khoáng sản có được ưu tiên cấp Giấy phép khai thác khoáng sản tại khu vực không đấu giá hay không?
Pháp luật
Hợp tác xã hành nghề thăm dò khoáng sản cần chuẩn bị hồ sơ hành nghề thăm dò khoáng sản như nào?
Pháp luật
Người đại diện theo pháp luật của tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản có bắt buộc phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành địa chất?
Pháp luật
Công ty được cấp tối đa bao nhiêu Giấy phép thăm dò khoáng sản? Giấy phép thăm dò khoáng sản được gia hạn bao nhiêu lần?
Pháp luật
Khu vực thăm dò khoáng sản là gì? Hành vi vi phạm các quy định về khu vực thăm dò khoáng sản nào chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo?
Pháp luật
Tổ chức thăm dò khoáng sản độc hại không thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khi thăm dò thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Trước khi thực hiện thăm dò khoáng sản có phải thông báo kế hoạch thăm dò cho cơ quan nhà nước hay không?
Pháp luật
Hộ kinh doanh được phép thăm dò khoáng sản để sử dụng vào mục đích nào? Diện tích khu vực cho phép thăm dò khoáng sản là bao nhiêu?
Pháp luật
Cát sỏi lòng sông là gì? Mạng lưới công trình thăm dò cát sỏi lòng sông được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thăm dò khoáng sản
Đinh Thị Ngọc Huyền Lưu bài viết
641 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thăm dò khoáng sản
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào