Tổ chức thực hiện thăm dò khoáng sản mà không có Giấy phép thăm dò khoáng sản thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Điều kiện để được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 40 Luật Khoáng sản 2010, khoản 10 Điều 8 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018) có quy định về nguyên tắc và điều kiện để được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản cụ thể như sau:
(1) Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền lựa chọn theo quy định tại Điều 36 Luật Khoáng sản 2010 hoặc trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò theo quy định của Luật này; nếu tổ chức, cá nhân không có đủ điều kiện hành nghề quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Khoáng sản 2010 thì phải có hợp đồng với tổ chức có đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Khoáng sản 2010;
- Có đề án thăm dò phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản;
- Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 50% tổng vốn đầu tư thực hiện đề án thăm dò khoáng sản.
Tải về mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản mới nhất 2023: Tại Đây
Tổ chức thực hiện thăm dò khoáng sản mà không có Giấy phép thăm dò khoáng sản thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Nguyên tắc thực hiện cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản?
Theo khoản 1 Điều 40 Luật Khoáng sản 2010 quy định nguyên tắc và điều kiện cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, theo đó việc cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
- Giấy phép thăm dò khoáng sản chỉ được cấp ở khu vực không có tổ chức, cá nhân đang thăm dò hoặc khai thác khoáng sản hợp pháp và không thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia hoặc khu vực đang được điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản cùng loại với khoáng sản xin cấp giấy phép thăm dò;
- Mỗi tổ chức, cá nhân được cấp không quá 05 Giấy phép thăm dò khoáng sản, không kể Giấy phép thăm dò khoáng sản đã hết hiệu lực; tổng diện tích khu vực thăm dò của các giấy phép đối với một loại khoáng sản không quá 02 lần diện tích thăm dò của một giấy phép quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật Khoáng sản 2010.
Tổ chức thực hiện thăm dò khoáng sản mà không có Giấy phép thăm dò khoáng sản thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 và khoản 4 Điều 35 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định khác về thăm dò khoáng sản cụ thể như sau:
"2. Phạt tiền đối với hành vi thi công thăm dò mà không có giấy phép thăm dò khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định, cụ thể như sau:
a) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trừ trường hợp quy định tại điểm d và đ khoản này;
d) Từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường khi có từ 01 đến dưới 05 lỗ khoan, đường lò;
đ) Từ 600.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường khi có từ 05 lỗ khoan, đường lò trở lên.
...
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc san lấp các công trình thăm dò, phục hồi môi trường khu vực đã thăm dò đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này."
Lưu ý: theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 36/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP) thì mức phạt tiền quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt đối với hộ kinh doanh; chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi, thời hạn được doanh nghiệp ủy quyền áp dụng như đối với mức phạt của cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức (kể cả chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của doanh nghiệp) gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, nếu tổ chức thi công thăm dò khoáng sản mà không có Giấy phép thăm dò khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì có thể sẽ bị xử phạt từ 140.000.000 - 1.600.000.000 đồng, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể theo quy định nêu trên. Ngoài ra, tổ chức thực hiện hành vi này còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phải san lấp các công trình thăm dò, phục hồi môi trường khu vực đã thăm dò.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 94/2024 hướng dẫn Luật Nhà ở trong Quân đội nhân dân Việt Nam từ ngày 26/12/2024 thế nào?
- Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng thi công xây dựng được quy định như thế nào theo quy định hiện nay?
- Tổ chức đảng vi phạm là gì? Tổ chức đảng vi phạm quy định tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo bị kỷ luật bằng hình thức nào?
- Bộ nhận diện truyền thông của Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 ra sao?
- Quyết định 2411/NHNN quy định mới về lãi suất tiền gửi từ ngày 20/11/2024? Mức lãi suất tối đa là bao nhiêu?