Tổ chức, doanh nghiệp muốn đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng cần điều kiện gì? Doanh nghiệp không đủ điều kiện thì có được tham gia sản xuất không?
- Vũ khí quân dụng bao gồm những loại vũ khí nào?
- Đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh là gì?
- Đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh tuân thủ những điều kiện nào?
- Tổ chức, doanh nghiệp không đủ điều kiện đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng thì có được tham gia sản xuất vũ khí quân dụng không?
Vũ khí quân dụng bao gồm những loại vũ khí nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Nghị định 101/2022/NĐ-CP ban hành ngày 08/12/2022 của Chính Phủ về điều kiện đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng an ninh, "vũ khí quân dụng" được đề cập như sau:
Giải thích từ ngữ
...
3. Vũ khí quân dụng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Theo đó, nội dung điểm a khoản 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2019 như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
1. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 3 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:
“2. Vũ khí quân dụng bao gồm:
a) Vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật này để thi hành công vụ, bao gồm:
Súng cầm tay: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu;
Vũ khí hạng nhẹ: súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân;
Vũ khí hạng nặng: máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, xe tăng, xe thiết giáp, tàu chiến, tàu ngầm, pháo mặt đất, pháo phòng không, tên lửa;
Bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi; đạn sử dụng cho các loại vũ khí quy định tại điểm này;
b) Vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như vũ khí quy định tại điểm a khoản này, không được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác quy định tại Điều 18 của Luật này để thi hành công vụ.”
Như vậy, vũ khí quân dụng được phân loại bao gồm những loại vũ khí nêu trên.
Tổ chức, doanh nghiệp muốn đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng cần điều kiện gì? Doanh nghiệp không đủ điều kiện thì có được tham gia sản xuất không? (Hình từ Internet)
Đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh là gì?
Khoản 7 Điều 3 Nghị định 101/2022/NĐ-CP có quy định về đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng phục vụ quốc phòng an ninh như sau:
Giải thích từ ngữ
...
7. Đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa, mua, bán vũ khí quân dụng cho lực lượng vũ trang nhân dân.
Như vậy, đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng phục vụ quốc phòng an ninh là việc nhà đầu tư góp vốn để thực hiện các công đoạn: Nghiên cứu - Chế tạo - Sản xuất - Sửa chữa - Mua, bán vũ khí quân dụng cho lực lượng vũ trang nhân dân.
Đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh tuân thủ những điều kiện nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 7 Nghị định 101/2022/NĐ-CP, điều kiện đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng được quy định như sau:
Điều kiện đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh
1. Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 7 và Điều 8 Nghị định số 79/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sau đây viết gọn là Nghị định số 79/2018/NĐ-CP).
Theo quy định trên, tổ chức, doanh nghiệp được đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh khi có các điều kiện sau:
- Là tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
- Đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định 79/2018/NĐ-CP và Điều 8 Nghị định 79/2018/NĐ-CP.
Trong đó, nội dung Điều 8 Nghị định 79/2018/NĐ-CP như sau:
Điều kiện kinh doanh vũ khí đối với tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an
1. Tổ chức, doanh nghiệp được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Bộ Công an giao kế hoạch hoặc nhiệm vụ kinh doanh vũ khí.
2. Bảo đảm các điều kiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định này.
3. Kho, nơi cất giữ, phương tiện vận chuyển phục vụ hoạt động kinh doanh vũ khí phải bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự, phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường theo quy định.
4. Người quản lý tổ chức, doanh nghiệp phải được huấn luyện về quản lý, sử dụng vũ khí, kỹ thuật an toàn, phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Tổ chức, doanh nghiệp không đủ điều kiện đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng thì có được tham gia sản xuất vũ khí quân dụng không?
Căn cứ vào quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 101/2022/NĐ-CP như sau:
Điều kiện đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh
...
2. Tổ chức, doanh nghiệp không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được tham gia nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa vũ khí quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 10 Nghị định số 79/2018/NĐ-CP.
Theo quy định trên, tổ chức, doanh nghiệp không thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, không đủ điều kiện để đầu tư kinh doanh vũ khí quân dụng phục vụ an ninh, quốc phòng thì sẽ được tham gia sản xuất vũ khí quân dụng nếu thuộc trường hợp tại Điều 10 Nghị định 79/2018/NĐ-CP:
- Là tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam được thành lập theo quy định của pháp luật;
- Bảo đảm các điều kiện nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa vũ khí đối với tổ chức, doanh nghiệp tại Điều 7 Nghị định 79/2018/NĐ-CP (trừ điều kiện "Tổ chức, doanh nghiệp được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Bộ Công an giao kế hoạch hoặc nhiệm vụ nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa vũ khí" thì không cần phải đáp ứng).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?