Tàng trữ một viên đạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Tàng trữ vũ khí quân dụng bị phạt tù bao nhiêu năm?
Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự là gì?
Theo khoản 2 Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐTP quy định về một số tình tiết là dấu hiệu định tội như sau:
Về một số tình tiết là dấu hiệu định tội
2. “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự” quy định tại khoản 1 Điều 304 của Bộ luật Hình sự là cất giữ vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Nơi tàng trữ có thể là nơi ở, nơi làm việc, mang theo trong người, trong hành lý hoặc cất giấu bất kỳ ở một vị trí nào khác mà người phạm tội đã chọn.
Cũng được coi là tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự đối với trường hợp vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự có từ bất kỳ nguồn nào (ví dụ: cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp, đào được, nhặt được) mà không khai báo, giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng là cất giữ vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Nơi tàng trữ có thể là nơi ở, nơi làm việc, mang theo trong người, trong hành lý hoặc cất giấu bất kỳ ở một vị trí nào khác mà người phạm tội đã chọn.
Vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự có từ bất kỳ nguồn nào (ví dụ: cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp, đào được, nhặt được) mà không khai báo, giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng được coi là tàng trữ vũ khí quân dung.
Tàng trữ một viên đạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (hình từ internet)
Tàng trữ một viên đạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Theo Điều 6 Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐTP quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể như sau:
Truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể
....
9. Trường hợp người chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt thuốc nổ, phụ kiện nổ, đạn bộ binh, dây cháy chậm, dây nổ với số lượng hoặc giá trị nhỏ, tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc được xử lý bằng các biện pháp khác.
Như vậy, pháp luật không có quy định về tàng trữ bao nhiêu vũ khí thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nên dù tàng trữ 1 viên đạn hay nhiêu viên thì vẫn bị khởi tố.
Nghị quyết có nhắc đến tàng trữ vũ khí số lượng hoặc giá trị nhỏ, tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự, tuy nhiên pháp luật chưa có quy định cụ thể cho trường hợp này nên dù tàng trữ một viên đạn vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tàng trữ vũ khí quân dụng bị truy cứu trách nhiệm hình sự với phạt tù bao nhiêu năm?
Theo Điều 304 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự như sau:
Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Có tổ chức;
b) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
c) Làm chết người;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
e) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
g) Vật phạm pháp có số lượng lớn hoặc có giá trị lớn;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
d) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc có giá trị rất lớn.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên;
d) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn hoặc có giá trị đặc biệt lớn.”.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, nếu có hành vi tàng trữ vũ khí quân dụng trái phép có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm. Mức cao nhân có thể bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật Tổ chức chính quyền địa phương mới nhất? Phân loại đơn vị hành chính theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương mới nhất?
- Học viện Công an nhân dân có thuộc đối tượng trang bị vũ khí thể thao không? Vũ khí thể thao được sử dụng khi nào?
- Chức năng của Trung tâm Y tế huyện là gì? Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế huyện như thế nào theo Thông tư 32?
- Người hành nghề công tác xã hội vi phạm đạo đức nghề nghiệp có bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hành nghề không?
- Mẫu phiếu khảo sát thông tin giá dịch vụ khám chữa bệnh mới nhất? Thông tin về giá của dịch vụ khám chữa bệnh phải được thu tập trong bao lâu?