Tổ chức đã được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản nhưng thi công công trình thăm dò khoáng sản trước khi được cấp giấy phép thì có bị xử phạt hay không?
- Tổ chức muốn được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản phải đáp ứng điều kiện gì?
- Thời hạn của Giấy phép thăm dò khoáng sản?
- Giấy phép thăm dò khoáng sản bao gồm những nội dung gì?
- Tổ chức đã được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản nhưng thi công công trình thăm dò khoáng sản trước khi được cấp giấy phép thì có bị xử phạt không?
Tổ chức muốn được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 40 Luật Khoáng sản 2010, khoản 10 Điều 8 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 có quy định về nguyên tắc và điều kiện để được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản, theo đó để được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản tổ chức phải đảm bảo đủ các điều kiện sau đây:
- Được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền lựa chọn theo quy định tại Điều 36 Luật Khoáng sản 2010 hoặc trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò theo quy định của Luật này; nếu tổ chức, cá nhân không có đủ điều kiện hành nghề quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Khoáng sản 2010 thì phải có hợp đồng với tổ chức có đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Khoáng sản 2010;
- Có đề án thăm dò phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản;
- Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 50% tổng vốn đầu tư thực hiện đề án thăm dò khoáng sản.
Tải về mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản mới nhất 2023: Tại Đây
Thăm dò khoáng sản trước khi được cấp phép
Thời hạn của Giấy phép thăm dò khoáng sản?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 41 Luật Khoáng sản 2010 quy định về Giấy phép thăm dò khoáng sản như sau:
"2. Giấy phép thăm dò khoáng sản có thời hạn không quá 48 tháng và có thể được gia hạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 48 tháng; mỗi lần gia hạn, tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản phải trả lại ít nhất 30% diện tích khu vực thăm dò khoáng sản theo giấy phép đã cấp.
Thời hạn thăm dò khoáng sản bao gồm thời gian thực hiện đề án thăm dò khoáng sản, thời gian trình phê duyệt trữ lượng khoáng sản và thời gian lập dự án đầu tư khai thác khoáng sản; trường hợp chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác thì thời hạn thăm dò là thời gian còn lại của Giấy phép thăm dò khoáng sản đã cấp trước đó."
Như vậy, Giấy phép thăm dò khoáng sản có thời hạn là không quá 48 tháng và có thể được gia hạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 48 tháng.
Giấy phép thăm dò khoáng sản bao gồm những nội dung gì?
Theo khoản 1 Điều 41 Luật Khoáng sản 2010 quy định về Giấy phép thăm dò khoáng sản, theo đó Giấy phép thăm dò khoáng sản phải có các nội dung chính sau đây:
- Tên tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản;
- Loại khoáng sản, địa điểm, diện tích khu vực thăm dò khoáng sản;
- Phương pháp, khối lượng thăm dò;
- Thời hạn thăm dò khoáng sản;
- Nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ khác có liên quan.
Tổ chức đã được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản nhưng thi công công trình thăm dò khoáng sản trước khi được cấp giấy phép thì có bị xử phạt không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 35 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hình vi vi phạm các quy định khác về thăm dò khoáng sản như sau:
Phạt tiền đối với hành vi đã được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản nhưng thi công công trình khoan, lò thăm dò khoáng sản trước khi được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, cụ thể như sau:
- Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
- Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
- Từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường khi có từ 01 đến dưới 05 lỗ khoan, đường lò;
- Từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường khi có từ 05 lỗ khoan, đường lò trở lên.
Lưu ý: theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 36/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP) thì mức phạt tiền quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt đối với hộ kinh doanh; chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi, thời hạn được doanh nghiệp ủy quyền áp dụng như đối với mức phạt của cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức (kể cả chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của doanh nghiệp) gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, theo quy định trên đây, nếu tổ chức đã được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản nhưng thi công công trình khoan, lò thăm dò khoáng sản trước khi được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản thì có thể bị phạt tiền từ 40 - 600 triệu đồng. Mức phạt tiền cụ thể trong từng trường hợp được thực hiện theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mấy giờ bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025? Thời gian bắn pháo hoa Tết Âm lịch 63 tỉnh thành mới nhất?
- Thời khắc đón giao thừa là gì? Nguồn gốc đêm giao thừa? Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ có bắn pháo bông không?
- Điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 ở Bình Dương? Thời gian bắn pháo hoa ở Bình Dương Tết âm lịch 2025 ra sao?
- Lời chúc Tết Âm lịch dành tặng cho sư thầy? Lời chúc cho sư thầy vào ngày mùng 1 Tết? Tết âm lịch có bắn pháo hoa?
- Điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bắc Ninh? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bắc Ninh chi tiết?