Tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng bọ gậy phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue được tiến hành thực hiện ra sao?

Trong công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue thì việc xét nghiệm vi rút Dengue trên muỗi cần thực hiện những gì? Tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng bọ gậy phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue được tiến hành thực hiện ra sao? Anh Xuân Bình (Kiên Giang) đặt câu hỏi.

Trong công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue thì việc xét nghiệm vi rút Dengue trên muỗi cần thực hiện những gì?

Tại tiểu mục 3.4, tiểu mục 3.5 Mục III.A Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh Sốt xuất huyết Dengue ban hành kèm theo Quyết định 3711/QĐ-BYT năm 2014 có quy định về việc xét nghiệm vi rút Dengue trên muỗi như sau:

3.4. Xét nghiệm vi rút Dengue trên muỗi
Do các Viện VSDT/Pasteur/SR-KST-CT thực hiện nhằm phát hiện và phân tích vi rút Dengue trên các mẫu muỗi được thu thập từ thực địa (nơi xảy ra dịch hoặc nơi triển khai giám sát trọng điểm bệnh SXHD).
3.5. Tổ chức thực hiện
a) Các Viện VSDT/Pasteur/SR-KST-CT Trung ương và khu vực:
- Hướng dẫn, chỉ đạo, tập huấn, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát các hoạt động giám sát véc tơ tại khu vực phụ trách.
- Tổ chức thực hiện giám sát tại các điểm giám sát trọng điểm của khu vực.
b) Tuyến tỉnh:
- Hướng dẫn, chỉ đạo, tập huấn, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát các hoạt động giám sát véc tơ tại địa bàn tỉnh.
- Tổ chức thực hiện giám sát tại các điểm giám sát trọng điểm của tỉnh.
c) Tuyến huyện: tập huấn, chỉ đạo và thực hiện giám sát, phòng chống véc tơ ở các xã trong huyện.
d) Tuyến xã, phường: ít nhất 1 lần/1 tháng thực hiện việc giám sát, hướng dẫn thành viên hộ gia đình biết cách phát hiện và xử lý ngay ổ bọ gậy tại nhà thông qua hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở, cộng tác viên, học sinh.

Theo đó, về việc xét nghiệp vi rút Dengue trên muỗi được tổ chức thực hiện như sau:

Các Viện VSDT/Pasteur/SR-KST-CT Trung ương và khu vực, tuyến tỉnh tuyến huyện, tuyến xã phường hướng dẫn, chỉ đạo, tập huấn, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát các hoạt động giám sát véc tơ theo từn địa bàn của mình.

Quy định về các hoạt động diệt lăng quăng bọ gậy và tuyên truyền hướng dẫn cộng đồng như thế nào?

sốt xuất huyết Dengue

Sốt xuất huyết Dengue (Hình từ Internet)

Tại tiểu mục 1.2 Mục III.B Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh Sốt xuất huyết Dengue ban hành kèm theo Quyết định 3711/QĐ-BYT năm 2014 quy định:

* Hoạt động diệt lăng quăng/bọ gậy

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về sốt xuất huyết Dengue và huy động sự tham gia của cộng đồng phát hiện loại bỏ ổ lăng quăng/bọ gậy: loại bỏ các vật dụng phế thải, sử dụng tác nhân sinh học diệt lăng quăng/bọ gậy (thả cá, Mesocyclops).

- Tập huấn cho Lãnh đạo chính quyền, các ban ngành đoàn thể, mạng lưới y tế, cộng tác viên, giáo viên, học sinh nhà trường về bệnh sốt xuất huyết Dengue, các hoạt động cụ thể loại trừ nơi sinh sản của véc tơ.

- Điều tra xác định ổ lăng quăng/bọ gậy nguồn tại địa phương và biện pháp xử lý thích hợp cho từng chủng loại ổ bọ gậy.

- Tổ chức các hoạt động diệt lăng quăng/bộ gậy thường xuyên đến từng hộ gia đình thông qua hoạt động của cộng tác viên y tế, học sinh và các tổ chức quần chúng (dùng hóa chất diệt ấu trùng muỗi, thả cá, Mesocyclops, đậy nắp, loại bỏ vật dụng phế thải...) hàng tuần tại khu vực có ổ dịch hoạt động, tiếp tục duy trì 2 tuần/lần vào những tháng cao điểm (từ tháng 4 đến tháng 11 hàng năm).

- Phun chủ động hóa chất diệt muỗi tại những nơi có nguy cơ cao (vùng nguy cơ cao là vùng nhiều năm liên tục có ca bệnh và có chỉ số mật độ muỗi cao ³ 0,5 con/nhà hoặc chỉ số BI ³ 30; riêng khu vực miền Bắc chỉ số bọ gậy BI ³20).

- Tổng hợp kết quả và báo cáo cho tuyến trên theo quy định.

- Huy động sự tham gia của cộng đồng tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của mỗi địa phương. Sau đây là một số hướng dẫn, thực hành lựa chọn khi thực hiện hoạt động phòng chống véc tơ sốt xuất huyết Dengue tại địa phương:

* Tuyên truyền, hướng dẫn cộng đồng

- Tuyến tỉnh, huyện: Phối hợp với các cơ quan thông tin tại địa phương bao gồm: đài truyền hình, đài phát thanh, báo chí và các phương tiện thông tin khác.

- Tuyến xã, phường: Tổ chức các buổi phổ biến kiến thức phòng chống sốt xuất huyết trong các trường học, các buổi họp dân, khẩu hiệu, tờ tranh, các cuốn sách nhỏ, thăm hỏi của cộng tác viên y tế, truyền thanh, các buổi chiếu video... bằng những thông tin đơn giản, dễ hiểu, minh họa rõ ràng. Tùy theo đối tượng nghe mà phổ biến các thông tin như:

+ Tình hình số xuất huyết Dengue trong nước, tại tỉnh, huyện hoặc xã về số mắc và chết trong một vài năm gần đây.

+ Triệu chứng của bệnh, sự cần thiết của điều trị kịp thời để giảm tử vong.

+ Nhận biết vòng đời, nơi sinh sản, trú đậu, hoạt động hút máu của muỗi truyền bệnh.

+ Những biện pháp cụ thể, đơn giản mà mỗi người dân có thể tự áp dụng để loại bỏ ổ bọ gậy của muỗi truyền bệnh.

+ Định ngày và thời gian thực hiện chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy phòng chống sốt xuất huyết.

Tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng bọ gậy phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue được tiến hành thực hiện ra sao?

Tại tiểu mục 2.4 Mục III.B Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh Sốt xuất huyết Dengue ban hành kèm theo Quyết định 3711/QĐ-BYT năm 2014 quy định tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng bọ gậy phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue

III. HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT VÀ PHÒNG CHỐNG DỊCH
...
B. PHÒNG CHỐNG DỊCH
...
2.4. Các biện pháp xử lý ổ dịch SXHD
...
2.4.4. Tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy phòng bệnh SXHD
a) Thời gian: Tiến hành chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy tới từng hộ gia đình trước khi phun hóa chất diệt muỗi.
b) Tổ chức thực hiện:
- Đơn vị y tế địa phương tham mưu chính quyền các cấp chỉ đạo các Ban, ngành, đoàn thể (nòng cốt là Mặt trận tổ quốc, Cựu chiến binh, Thanh niên, Hội phụ nữ, Giáo dục, Công an...) xây dựng kế hoạch với sự tham mưu của ngành y tế, tổ chức triển khai chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy tại cộng đồng.
- Thành lập đội xung kích diệt lăng quăng tuyến thôn, ấp: thành phần gồm trưởng thôn, dân phòng, cộng tác viên, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, học sinh cấp II... hoạt động dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo chống dịch cấp xã để triển khai các hoạt động diệt lăng quăng/bọ gậy tại cộng đồng.
c) Nội dung hoạt động
- Tuyên truyền, hướng dẫn nâng cao nhận thức của người dân để phối hợp trong hoạt động phun hóa chất, diệt lăng quăng/bọ gậy.
- Đậy kín các dụng cụ chứa nước bằng nắp, vải mùng ngăn không cho muỗi bay vào đẻ trứng.
- Thả cá, Mesocyclop hoặc các tác nhân sinh học khác trong dụng cụ chứa nước.
- Lật úp các vật dụng chứa nước nhỏ như xô, chậu, bát, máng nước gia cầm...
- Thu dọn rác, kể cả dụng cụ chứa nước tự nhiên, nhân tạo (chai, lọ, lu, vò vỡ, vỏ đồ hộp, lốp xe hỏng, vỏ dừa...) cho vào túi rồi chuyển tới nơi thu gom phế thải của địa phương hoặc hủy bỏ bằng chôn, đốt.
- Lọc nước loại bỏ lăng quăng/bọ gậy.
- Đối với bẫy kiến, lọ hoa, chậu cây cảnh, khay nước tủ lạnh, điều hòa: cho dầu hoặc muối vào để ngăn lăng quăng/bọ gậy phát triển; cọ rửa bằng bàn chải thành dụng cụ chứa nước sử dụng thường xuyên để diệt trứng muỗi bám trên bề mặt ít nhất 1 tuần/lần.
- Xử lý bằng hóa chất diệt ấu trùng muỗi ở những nơi đọng nước như: hố ga thoát nước, hốc cây, kẽ lá cây, bế cảnh và các ổ đọng nước khác.

Theo đó, về tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng bọ gậy phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue được tiến hành thực hiện như sau:

- Đảm bảo thời gian tiến hành chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy tới từng hộ gia đình trước khi phun hóa chất diệt muỗi và các nội dung hoạt động.

- Về tổ chức thực hiện bao gồm:

- Đơn vị y tế địa phương tham mưu chính quyền các cấp chỉ đạo các Ban, ngành, đoàn thể (nòng cốt là Mặt trận tổ quốc, Cựu chiến binh, Thanh niên, Hội phụ nữ, Giáo dục, Công an...)

- Thành lập đội xung kích diệt lăng quăng tuyến thôn, ấp: thành phần gồm trưởng thôn, dân phòng, cộng tác viên, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, học sinh cấp I.

Bệnh sốt xuất huyết
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có vắc xin phòng bệnh do Virus Marburg chưa? Đã có thuốc điều trị bệnh do Virus Marburg chưa? Cách điều trị bệnh do Virus Marburg?
Pháp luật
Virus Marburg là gì? Mắc bệnh do Virus Marburg có biểu hiện thường gặp gì? Thời gian ủ bệnh do Virus Marburg bao lâu?
Pháp luật
Tăng cường truyền thông phòng, chống bệnh sốt xuất huyết Dengue năm 2022: Những điều cần nhớ khi mắc bệnh?
Pháp luật
Người mắc bệnh sốt xuất huyết Marburg có những biểu hiện, triệu chứng gì? Bệnh có lây truyền hay không?
Pháp luật
Dấu hiệu cảnh báo bệnh sốt xuất huyết là gì? Diễn biến của bệnh sốt xuất huyết diễn ra như thế nào?
Để giảm tỷ lệ tử vong do bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) Sở Y tế đề nghị các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn Thành phố thực hiện nội dung gì?
Để giảm tỷ lệ tử vong do bệnh sốt xuất huyết Dengue, Sở Y tế đề nghị các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn Thành phố thực hiện nội dung gì?
Pháp luật
Để hạn chế tử vong vì bệnh sốt xuất huyết cần thực hiện những biện pháp nào? Tình hình bệnh sốt xuất huyết hiện nay như thế nào?
Pháp luật
Tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng bọ gậy phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue được tiến hành thực hiện ra sao?
Pháp luật
Giám sát và thống kê báo cáo thường kỳ về bệnh sốt xuất huyết Dengue phải cập nhật những thông tin gì?
Pháp luật
TP. Hồ Chí Minh yêu cầu đẩy mạnh tổng vệ sinh, triệt nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết tại các cơ sở giáo dục?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh sốt xuất huyết
2,526 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh sốt xuất huyết

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh sốt xuất huyết

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào