Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại khi nào?
- Nguồn gốc của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là gì?
- Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại khi nào?
- Tiêu chí lựa chọn Di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu đề nghị UNESCO đưa vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là gì?
Nguồn gốc của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là gì?
Tín ngưỡng là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 thì tín ngưỡng được định nghĩa là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
Nguồn gốc của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là gì?
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương bắt nguồn từ Tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên.
Có thể nói rằng Tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên là một trong những tín ngưỡng đặc thù, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần và là một trong những thành tố tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dân tộc Việt Nam luôn chiếm vị trí thiêng liêng trong đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc; được bảo tồn và lưu truyền qua bao nhiêu thế hệ với sức sống lâu bền và ngày một lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng xã hội và tồn tại qua mọi thể chế chính trị.
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là biểu hiện cao nhất của Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thể hiện bản sắc văn hóa đặc trưng của cộng đồng người Việt Nam, đó là lòng biết ơn đối với Hùng Vương và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Trong tâm thức của người Việt, Hùng Vương là vị thủy tổ khai sinh ra dân tộc Việt.
Bằng lòng tôn kính, biết ơn Vua Hùng, cộng đồng người Việt đã tự nguyện thờ cúng Hùng Vương, đưa việc thờ cúng Hùng Vường trở thành tín ngưỡng, là biểu tượng văn hóa tạo nên truyền thống đoàn kết, yêu thương, đùm bọc và cùng vượt qua mọi khó khăn thử thách để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nguồn gốc của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là gì? (Hình từ Internet)
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại khi nào?
Vào năm 2012, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Theo đánh giá của các chuyên gia UNESCO thì Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đạt được tiêu chí quan trọng đó là: Di sản có giá trị nổi bật mang tính toàn cầu, khích lệ ý thức chung của mọi dân tộc trong việc thúc đẩy giá trị của di sản.
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương thể hiện rõ lòng tôn kính đối với tổ tiên, theo tinh thần “Uống nước nhớ nguồn”, thể hiện thái độ tôn trọng sự đa dạng văn hóa và thực hành tốt nhất trong đời sống đương đại.
Đặc biệt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, biểu hiển rõ nét nhất trong ngày Giỗ Tổ được tổ chức vào ngày 10/3 Âm lịch hàng năm, ngày quốc lễ ở Việt Nam.
Nghi lễ truyền thống được tổ chức tại khu di tích Đền Hùng, trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh.
Ngày Giỗ tổ Hùng Vương gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương không chỉ là dịp để mọi người dân Đất Việt cùng hướng về nguồn cội, đất Tổ tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng, mà còn củng cố tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng trong lòng mỗi người dân nước Việt.
Trong đó, di sản văn hóa phi vật thể được định nghĩa tại khoản 1 Điều 4 Luật Di sản văn hóa 2001 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Di sản văn hóa sửa đổi 2009, quy định về di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.
Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 98/2010/NĐ-CP quy định về đối tượng thuộc di sản văn hóa phi vật thế bao gồm:
- Tiếng nói, chữ viết;
- Ngữ văn dân gian;
- Nghệ thuật trình diễn dân gian;
- Tập quán xã hội và tín ngưỡng;
- Lễ hội truyền thống;
- Nghề thủ công truyền thống;
- Tri thức dân gian.
Tiêu chí lựa chọn Di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu đề nghị UNESCO đưa vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là gì?
Đối chiếu với khoản 1 Điều 6 Nghị định 98/2010/NĐ-CP thì tiêu chí lựa chọn Di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu đề nghị UNESCO đưa vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp là:
- Là di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia;
- Có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học;
- Thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo và là cơ sở cho sự sáng tạo những giá trị văn hóa mới;
- Có phạm vi và mức độ ảnh hưởng mang tính quốc gia và quốc tế về lịch sử, văn hóa, khoa học;
- Đáp ứng tiêu chí lựa chọn của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa xuất nhập khẩu bị hư hỏng thì không phải nộp thuế đúng không? 23 trường hợp được miễn thuế xuất nhập khẩu?
- Gợi ý kết quả khắc phục những hạn chế khuyết điểm của chi bộ tại báo cáo kiểm điểm chi bộ mới nhất?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 2030 nêu phương hướng nhiệm vụ giải pháp: Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phòng thủ quân khu thành khu vực gì?
- Báo cáo thành tích cá nhân Bí thư chi bộ cuối năm 2024? Tải báo cáo thành tích của Bí thư chi bộ thôn cuối năm?
- Hộ gia đình bị thu hồi đất phi nông nghiệp không phải đất ở có thể được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở không?