Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5003:1989 (ISO 2165 - 1974) về hướng dẫn bảo quản khoai tây thương phẩm như thế nào?
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5003:1989 (ISO 2165 - 1974) về hướng dẫn bảo quản khoai tây thương phẩm như thế nào?
- Quy định về điều kiện thu hoạch khoai tây thương phẩm đưa vào kho như thế nào?
- Điều kiện bảo quản tối ưu và hỗ trợ, bảo quản khác đối với khoai tây thương phẩm như thế nào?
- Có bao nhiêu giai đoạn bảo quản khoai tây trong kho bảo quản có thông gió nhân tạo?
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5003:1989 (ISO 2165 - 1974) về hướng dẫn bảo quản khoai tây thương phẩm như thế nào?
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5003:1989 quy định các phương pháp có hoặc không làm mát nhân tạo để bảo quản khoai tây thuộc loài Solanum tuberosum Linnaeus dùng để tiêu thụ trực tiếp hoặc sau khi chế biến công nghiệp.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5003:1989 không áp dụng với các loài khoai tây sớm và khoai tây giống.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5003:1989 hoàn toàn phù hợp với ISO 2165 - 1974
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5003:1989 (ISO 2165 - 1974) về hướng dẫn bảo quản khoai tây thương phẩm như thế nào? (Hình từ internet)
Quy định về điều kiện thu hoạch khoai tây thương phẩm đưa vào kho như thế nào?
Căn cứ Tại Mục I Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5003:1989, quy định về điều kiện thu hoạch khoai tây thương phẩm đưa vào kho gồm có như sau:
- Thu hoạch:
Khoa phải đủ độ chín thu hoạch, vỏ chắc không bị bong khi sát và không được nứt.
- Các đặc trưng chất lượng để bảo quản:
Lô khoai đưa vào bảo quản phải soạn, nguyên củ, không có củ bị dập, cháy lạnh, thối, ủng do nấm mốc hoặc đã nảy mầm, cần phân loại trước khi đưa vào bảo quản, cần nhẹ nhàng để tránh dập nát dễ gây hỏng trong quá trình bảo quản.
- Đưa vào kho:
Phải đưa khoai vào kho sau khi thu hoạch càng sớm càng tốt. Từ 10 đến 14 ngày sau khi cho vào kho phải giữ củ ở nhiệt độ từ +13 đến +180C và độ ẩm tương đối của không khí cao để bần hóa và làm chóng lành các vết xước. Sau thời kỳ đó phải hạ thấp nhiệt độ càng nhanh càng tốt.
- Phương pháp bảo quản:
Có thể chứa khoai trong các thùng chứa, khay hộp, hay khay để xếp, túi, hay xếp đống
Khi chứa khoai trong các túi hoặc xếp thành đống, nếu không có phương tiện nào để tránh cho các lớp dưới khỏi bị các lớp trên đè bẹp thì độ cao của lớp củ phải tùy thuộc vào độ chắc của “thứ” khoai, chất lượng của lô và điều kiện của thiết bị lưu thông không khí. Các hộp phải xếp sao cho không khí lưu thông tự do.
Khoai tây thương phẩm phải bảo quản ở nơi tối.
Điều kiện bảo quản tối ưu và hỗ trợ, bảo quản khác đối với khoai tây thương phẩm như thế nào?
Căn cứ tại Mục II, Mục III Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5003:1989, quy định về điều kiện bảo quản tối ưu và hỗ trợ, bảo quản khác đối với khoai tây thương phẩm như sau:
(1) Điều kiện bảo quản tối ưu đối với khoai tây thương phẩm:
- Nhiệt độ
Nhiệt độ tối ưu trong khoảng từ + 3 đến + 60C.
Tuy nhiên, khi định dùng khoai tây vào chế biến công nghiệp. Ví dụ theo kiểu “làm khô” thì nên nâng nhiệt độ từ +7 đến +100C tùy theo “thứ” khoai. Ngoài ra, đối với các “thứ” khoai đó trong hai tuần bảo quản cuối cùng, nên nâng nhiệt độ từ +10 đến +140C và có thể đến +200C.
- Độ ẩm tương đối
Độ ẩm tương đối tối ưu từ 85 đến 95%.
- Lưu thông không khí
Các thùng chứa và cách xếp các thùng chứa phải để cho không khí lưu thông tự do.
+ Luân chuyển không khí
Luân chuyển không khí theo một chu trình kín để làm đồng đều nhiệt độ và độ ẩm tương đối. Tỷ số lưu thông không khí nên từ 20 đến 30.
+ Thay đổi không khí
Cần thay đổi không khí để tránh việc tích tụ cacbon dioxit và nhiệt độ hô hấp của khoai trong quá trình bảo quản.
++ Khi làm mát tự nhiên và khi không thể thông gió bằng cách thổi không khí bên ngoài vào, thì cần phải thay đổi không khí thường xuyên. Có thể trộn lẫn không khí bên ngoài và không khí bên trong phòng bảo quản nếu như nhiệt độ của hỗn hợp khí này cao hơn 00C.
++ Khi làm mát nhân tạo với sự luân chuyển không khí theo chu trình kín, cần thay đổi không khí trong các khoảng thời gian cách đều nhau trong suốt thời kỳ bảo quản.
++ Trường hợp làm mát tự nhiên, nên sử dụng một luồng khí khoảng 100 m3 cho mỗi mét khối sản phẩm trong một giờ. Trường hợp làm mát nhân tạo thì phải có một luồng khí khoảng 50 m3 cho mỗi mét khối sản phẩm trong một giờ.
- Thời hạn bảo quản
Thời hạn bảo quản là 6 tháng khi bảo quản có làm mát tự nhiên và 8 tháng với bảo quản lạnh. Tuy nhiên thời hạn bảo quản có thể thay đổi tùy theo cây trồng và vùng khí hậu.
- Công việc ở thời kỳ cuối lúc bảo quản
Khi nhiệt độ bảo quản thấp hơn +100C thì vào cuối thời kỳ bảo quản cần phải làm nóng lên tới +100C trước khi phân loại và đóng gói.
(2) Hỗ trợ, bảo quản khác đối với khoai tây thương phẩm:
Có thể dùng hóa chất ức chế nẩy mầm, nếu được phép.
Việc sử dụng bức xạ iôn hóa, trong khoảng từ 8000 đến 12000 rad cũng cho các kết quả đáng lưu ý.
Có bao nhiêu giai đoạn bảo quản khoai tây trong kho bảo quản có thông gió nhân tạo?
Căn cứ tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9695:2013 (ISO 7562:1990 có năm giai đoạn bảo quản khoai tây trong kho bảo quản có thông gió nhân tạo như sau:
(1) Làm khô
Nếu cần, khoai tây nên được làm khô hoàn toàn bằng thông gió ngoài trời với điều kiện là nhiệt độ của không khí bên ngoài không nhỏ hơn 0oC.
(2) Quá trình chín sinh lý của củ và làm lành vết thương
Giai đoạn này kéo dài khoảng 2 tuần sau khi khoai tây được đưa vào bảo quản. Nhiệt độ phải từ 12oC đến 18oC và độ ẩm tương đối là từ 90 % đến 95 %.
(3) Giảm nhiệt độ trong kho bảo quản khoai tây
Nhiệt độ thích hợp phải đạt được càng nhanh càng tốt, tốt nhất là trong khoảng 2 tuần đến 3 tuần sau khi kết thúc quá trình chín và làm lành vết thương.
Độ ẩm tương đối cần được duy trì từ 90 % đến 95 %.
(4) Thiết lập các điều kiện để bảo quản khoai tây lâu dài
Cần thiết lập các điều kiện sau trong kho bảo quản khoai tây, phụ thuộc vào mục đích sử dụng cuối cùng của khoai tây:
- Khoai tây giống: nhiệt độ trong khoảng từ 2oC đến 4oC;
- Khoai tây dùng để tiêu thụ: nhiệt độ trong khoảng 4oC đến 6oC
- Khoai tây dùng để chế biến: nhiệt độ trong khoảng 6oC đến 10oC
Độ ẩm tương đối cần được duy trì trong khoảng từ 85% đến 95 %.
(5) Chuẩn bị để sử dụng
Cần thiết lập các điều kiện sau trong kho bảo quản khoai tây, phụ thuộc vào mục đích sử dụng cuối cùng của khoai tây:
- Khoai tây giống: tăng nhiệt độ lên đến khoảng từ 10oC đến 15oC trong thời gian 3 tuần đến 5 tuần để kích thích mọc mầm; độ ẩm tương đối từ 75% đến 80% và độ chiếu sáng tối thiểu là 75 lx;
- Khoai tây dùng để tiêu thụ: tăng nhiệt độ lên đến 12 oC trong khoảng thời gian 2 tuần;
- Khoai tây dùng để chế biến: nếu hàm lượng đường của khoai tây quá cao hoặc màu quá đậm, thì tăng nhiệt độ lên khoảng từ 15oC đến 18oC trong thời gian 2 tuần đến 4 tuần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?
- Pháp điển là gì? Bộ pháp điển là gì? phapdien moj Hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển cụ thể thế nào?
- Mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao 2024? Tải mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở ở đâu?
- Thông tư 27/2024 về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, mẫu hồ sơ đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?
- 'Phông bạt từ thiện' là gì? Sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật?