Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8150 : 2009 yêu cầu bảo quản mẫu thử trong phương pháp xác định độ cứng của bơ?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8150 : 2009 yêu cầu bảo quản mẫu thử trong phương pháp xác định độ cứng của bơ?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8150 : 2009 hướng dẫn cách tiến hành phương pháp thử nghiệm xác định độ cứng của bơ?
- Yêu cầu về độ chụm và báo cáo thử nghiệm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8150 : 2009 ra sao?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8150 : 2009 yêu cầu bảo quản mẫu thử trong phương pháp xác định độ cứng của bơ?
Tại Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8150 : 2009 yêu cầu về bảo quản mẫu thử như sau:
- Bảo quản mẫu thử được lấy trực tiếp sau khi sản xuất để dùng cho các mục đích đối chứng (bắt buộc) trong tủ ấm (4.1) ở 100C ± 0,10C trong (10 ± 1) ngày. Nếu cần kéo dài thời gian bảo quản đến 4 ngày thì làm lạnh mẫu thử đến nhiệt độ 00C đến 40C hoặc khi cần bảo quản lâu hơn thì làm đông lạnh mẫu thử đến nhiệt độ dưới - 200C.
Chú thích 1: Quá trình hình thành độ cứng của bơ vẫn tiếp tục xảy ra sau quá trình sản xuất bơ và có liên quan chặt chẽ đến nhiệt độ bảo quản: nhiệt độ cao hơn thì quá trình hình thành độ cứng nhanh hơn. Khi bảo quản ở 100C thì có thể mất 30 ngày để quá trình cứng ổn định, còn sau 10 ngày bơ thì đạt được khoảng 80% độ cứng cuối cùng. Quá trình cứng của bơ diễn ra chậm ở nhiệt độ từ 00C đến 40C. Ở điều kiện này, sau 4 ngày sản xuất không có sự khác biệt về độ cứng có thể đo được. Quá trình cứng của bơ ổn định khi các mẫu bơ được làm đông lạnh.
Thời gian bảo quản ở nhiệt độ 100C ± 10C đối với mẫu thử đã được bảo quản hoặc không biết rõ quá trình bảo quản trước đó (kết hợp nhiệt độ/thời gian bảo quản) phải được sự thỏa thuận của các bên liên quan. Các điều kiện thỏa thuận phải được ghi rõ trong báo cáo thử nghiệm.
Chú thích 2: Ví dụ, có thể có trường hợp cần phải đo độ cứng của mẫu thử từ đơn vị bao gói sử dụng trực tiếp.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8150 : 2009 yêu cầu bảo quản mẫu thử trong phương pháp xác định độ cứng của bơ? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8150 : 2009 hướng dẫn cách tiến hành phương pháp thử nghiệm xác định độ cứng của bơ?
Tại Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8150 : 2009 yêu cầu về cách tiến hành như sau:
- Chuẩn bị phần mẫu thử
Ngay trước khi cho các phần mẫu thử vào nồi cách thủy, cắt ngay hai phần mẫu thử từ mẫu thử (đã ủ) (Điều 6) bằng khuôn cắt mẫu (4.3).
Cẩn thận ấn khuôn cắt mẫu (4.3) vào mẫu thử cho đến khi phần mẫu nằm đầy trong khuôn cắt mẫu. Cắt phần mẫu thử nằm phía ngoài khuôn cắt mẫu bằng dụng cụ chuẩn bị mẫu (4.6) theo hướng dẫn sử dụng đối với khuôn cắt mẫu (xem Phụ lục A).
Trong quá trình chuẩn bị, tránh làm thay đổi hình dạng của mẫu thử trong khuôn cắt mẫu.
Nếu nhiệt độ phòng thử nghiệm không ở 100C ± 10C thì chuẩn bị hai phần mẫu thử càng nhanh càng tốt, không được làm ấm mẫu.
- Cân bằng nhiệt độ của phần mẫu thử
Cân bằng nhiệt độ của hai phần mẫu thử đến nhiệt độ đo 100C ± 0,10C bằng cách giữ khuôn cắt chứa mẫu thử trong nồi cách thủy (4.2) ít nhất 1 h và tối đa là 5 h trước khi bắt đầu đo.
- Kiểm soát nhiệt độ trong quá trình đo
Nhiệt độ của phần mẫu thử trong suốt quá trình đo độ cứng không được vượt quá 100C ± 0,20C. Tốt nhất là xác định độ cứng trong buồng lạnh hoặc sử dụng thiết bị làm lạnh (4.7).
- Xác định
Đặt phần mẫu thử vào trong thiết bị đo (4.5). Cố định dây cắt của đầu đo (4.4) chính xác trên rãnh trong khuôn cắt mẫu. Bắt đầu đo.
Dụng cụ đo (4.5) liên tục ghi lại lực đo theo thời gian cho đến khi khoảng cách cắt thu được ít nhất 18 mm.
Yêu cầu về độ chụm và báo cáo thử nghiệm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8150 : 2009 ra sao?
Tại Mục 10 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8150 : 2009 yêu cầu về độ chụm như sau:
- Phép thử liên phòng thử nghiệm
Các chi tiết về phép thử liên phòng thử nghiệm đối với độ chụm của phương pháp được nêu trong Phụ lục B. Các giá trị thu được từ phép thử lên phòng thử nghiệm này có thể không áp dụng được cho các khoảng nồng độ và chất nền khác với khoảng nồng độ và chất nền đã nêu.
- Độ lặp lại
Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử độc lập, riêng rẽ, thu được khi sử dụng cùng một phương pháp, trên cùng một loại vật liệu thử, trong cùng phòng thử nghiệm, do cùng một người phân tích và sử dụng cùng một thiết bị trong cùng một khoảng thời gian ngắn, không quá 5% trường hợp vượt quá 10% (tương đối) của trung bình hai kết quả.
- Độ tái lập
Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử riêng rẽ, thu được khi sử dụng cùng một phương pháp, trên cùng một loại vật liệu thử, trong các phòng thử nghiệm khác nhau, do những người phân tích khác nhau thực hiện và sử dụng các thiết bị khác nhau, không quá 5% các trường hợp vượt quá 25% (tương đối) của trung bình hai kết quả.
Tại Mục 11 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8150 : 2009 yêu cầu về báo cáo thử nghiệm như sau:
Báo cáo thử nghiệm phải ghi rõ:
- Mọi thông tin cần thiết về việc nhận biết đầy đủ mẫu thử.
- Phương pháp lấy mẫu đã sử dụng, nếu biết.
- Quá trình ủ ở 100C ± 10C hoặc các điều kiện được thỏa thuận giữa các bên có liên quan.
- Phương pháp thử đã sử dụng và viện dẫn tiêu chuẩn này;
- Mọi thao tác không được quy định trong tiêu chuẩn này, hoặc những điều được coi là tự chọn, và bất kỳ chi tiết nào có ảnh hưởng tới kết quả.
- Kết quả thử nghiệm thu được và nếu đáp ứng được các yêu cầu về độ lặp lại thì nêu kết quả cuối cùng thu được.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?
- Nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động? Quy định về việc xây dựng quan hệ lao động?
- Truyện 18+ là gì? Viết truyện 18+ có bị coi là vi phạm pháp luật? Nếu có thì có bị phạt tù không?