Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng Quản lý dự án đường thủy hạng 1 được quy định thế nào?
Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng Quản lý dự án đường thủy hạng 1 được quy định thế nào?
Căn cứ theo nội dung được quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 43/2022/TT-BGTVT, viên chức muốn xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường thủy hạng 1 thì cần phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
- Có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký theo quy định tại Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP về tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
- Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường thủy hạng 2 và tương đương từ đủ 06 năm trở lên.
Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường thủy hạng 2 tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;
- Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường thủy hạng 2 và tương đương đạt tối thiểu một trong các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
+ Chủ trì xây dựng 01 đề tài, đề án, dự án, chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh trở lên đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu;
+ Chủ trì xây dựng 02 đề tài, đề án, dự án, chương trình khoa học và công nghệ cấp cơ sở mà cơ quan sử dụng viên chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu;
+ Đã làm giám đốc quản lý dự án của 01 dự án nhóm A hoặc 02 dự án nhóm B cùng loại;
+ Đã chủ trì thiết kế hoặc thẩm định hoặc thẩm tra thiết kế 02 công trình cấp I hoặc 03 công trình cấp 2;
+ Đã chủ trì thực hiện một trong các công việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng của 01 dự án nhóm A hoặc 02 dự án nhóm B hoặc 01 công trình cấp I hoặc 02 công trình cấp 2;
+ Đã tham gia quản lý dự án của 01 dự án nhóm A hoặc 02 dự án nhóm B cùng loại và có một trong bốn chứng chỉ hành nghề: quản lý dự án hạng 1, thiết kế xây dựng hạng 1, giám sát thi công xây dựng hạng 1, định giá xây dựng hạng 1.
Nếu có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện nêu trên thì viên chức được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường thủy hạng 1.
Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng Quản lý dự án đường thủy hạng 1 được quy định thế nào?
Lương của Quản lý dự án đường thủy hạng 1 tính theo hệ số mấy?
Căn cứ theo quy đinh tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 43/2022/TT-BGTVT về xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý dự án đường thủy như sau:
Xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý dự án đường thủy
...
2. Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý dự án đường thủy quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước (Bảng 3) được ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường thủy hạng I được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;
b) Chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường thủy hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;
c) Chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường thủy hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
d) Chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường thủy hạng IV được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89.
Theo điểm a khoản 2 Điều 9 Thông tư 43/2022/TT-BGTVT nêu trên thì Quản lý dự án đường thủy hạng 1 được tính theo hệ số lương từ 6,20 đến 8,00 theo hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1).
Quản lý dự án đường thủy hạng 1 có mấy nhiệm vụ chính?
Nhiệm vụ chính của Quản lý dự án đường thủy hạng 1 được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 43/2022/TT-BGTVT với những nội dung sau:
- Chủ trì tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của chủ đầu tư và kiểm tra giám sát quá trình thực hiện dự án theo quy định;
- Chủ trì nghiên cứu, xây dựng đề tài, đề án, mục tiêu chất lượng, định mức kinh tế kỹ thuật nhằm đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý dự án;
- Chủ trì biên soạn, xây dựng các tài liệu hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực quản lý dự án đường thủy;
- Chủ trì tổ chức hướng dẫn, tập huấn chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc phổ biến kiến thức, kinh nghiệm trong phạm vi nhiệm vụ được giao;
- Chủ trì tổ chức thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo quy định của pháp luật;
- Tham gia xây dựng và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý dự án đường thủy;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao.
Thông tư 43/2022/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày thế giới phòng chống AIDS là ngày nào? Phòng chống HIV/AIDS được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Ngày đầu tiên tháng 12 là ngày lễ gì? Ngày 1 tháng 12 có phải ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS?
- http matsanghochay moet gov vn vào thi cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 thế nào?
- Bản nhận xét Đảng viên dự bị là công chức viên chức mới nhất? Đảng viên dự bị là công chức viên chức có các nhiệm vụ gì?
- 20 Phụ lục kèm theo Thông tư 06 và Thông tư 07 hướng dẫn hoạt động đấu thầu mới nhất? Tải về trọn bộ phụ lục ở đâu?