Thuyền trưởng Tàu biển Việt Nam có nhiệm vụ thế nào khi tàu hành trình? Thuyền trưởng cho phép người vào buồng lái có cần tuân thủ quy tắc gì không?
- Thuyền trưởng Tàu biển Việt Nam có nhiệm vụ thế nào khi tàu hành trình?
- Trên tàu biển Việt Nam thuyền trưởng cho phép người vào buồng lái có cần tuân thủ quy tắc gì không?
- Trong thời gian nghỉ ngơi và đi bờ của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam thuyền trưởng có quyền chỉ định thuyền viên phải ở lại tàu không?
Thuyền trưởng Tàu biển Việt Nam có nhiệm vụ thế nào khi tàu hành trình?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT quy định khi tàu biển Việt Nam hành trình thì thuyền trưởng có nhiệm vụ như sau:
- Thuyền trưởng phải đảm bảo đủ và đúng về số lượng thuyền viên và hành khách đã khai báo trong danh sách thuyền viên và hành khách;
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch chuyến đi đã lập; thường xuyên kiểm tra chế độ trực ca buồng lái, bảo đảm tàu đi theo tuyến đường đã lập trong kế hoạch chuyến đi và ban hành các mệnh lệnh cho sỹ quan trực ca khi cần thiết;
- Ngoài thuyền trưởng không ai có quyền thay đổi hướng đi đã định. Trường hợp có nguy cơ va chạm hoặc để tránh tình huống nguy hiểm bất ngờ hay có người rơi xuống nước thì sỹ quan trực ca boong có quyền thay đổi hướng đi của tàu nhưng sau đó phải báo ngay cho thuyền trưởng;
- Khẩn trương có mặt ở buồng lái khi sỹ quan trực ca boong đề nghị và có mặt thường xuyên ở buồng lái khi tàu hành trình trong luồng hẹp, eo biển, kênh đào, gần bờ, khi ra vào cảng, trong các khu vực nguy hiểm, khi thời tiết xấu, tầm nhìn xa bị hạn chế hoặc qua những khu vực có mật độ phương tiện thủy cao.
Trong các trường hợp này, thuyền trưởng phải áp dụng các biện pháp thích hợp, chuẩn bị neo ở vị trí sẵn sàng thả neo và phải thông báo cho buồng máy biết để sẵn sàng thực hiện điều động khi cần thiết;
- Khi gặp các tảng băng trôi, các chướng ngại vật và các nguy hiểm trực tiếp khác đối với tàu hoặc khi gặp bão nhiệt đới, gặp nhiệt độ không khí xuống dưới 0°C cùng với gió mạnh gây ra đóng băng trên thượng tầng kiến trúc của tàu hay khi gặp gió cấp 9 hoặc trên cấp 9 mà chưa nhận được tin báo bão thì thuyền trưởng phải áp dụng những biện pháp cần thiết để xử lý tình huống một cách thích hợp nhằm đảm bảo an toàn cho người, tàu và hàng hóa trên tàu;
Đồng thời, thông báo ngay những diễn biến nói trên với các tàu thuyền xung quanh, chủ tàu và cơ quan có thẩm quyền đầu tiên mà tàu có thể liên lạc được;
- Trường hợp tàu đi vào vùng có băng do tàu phá băng dẫn đường, thuyền trưởng phải chấp hành sự hướng dẫn của thuyền trưởng tàu phá băng và kịp thời có các khuyến nghị với tàu phá băng để bảo đảm an toàn hành trình cho tàu của mình;
- Hàng ngày phải kiểm tra và ký xác nhận nội dung các loại nhật ký theo quy định;
- Thường xuyên duy trì công tác bảo đảm an toàn lao động, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng chống cháy nổ và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
Thuyền trưởng Tàu biển Việt Nam có nhiệm vụ thế nào khi tàu hành trình? (Hình từ Internet)
Trên tàu biển Việt Nam thuyền trưởng cho phép người vào buồng lái có cần tuân thủ quy tắc gì không?
Căn cứ theo Điều 33 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
Thẩm quyền cho phép người lên tàu
1. Thuyền trưởng, sỹ quan boong trực ca và sỹ quan an ninh tàu biển có quyền cho phép người lên tàu.
2. Thuyền trưởng có quyền cho phép người vào buồng lái, buồng hải đồ, buồng thông tin vô tuyến nhưng phải phù hợp với kế hoạch an ninh của tàu.
3. Thuyền trưởng, máy trưởng có quyền cho phép những người xuống buồng máy và vào các khu vực khác thuộc bộ phận máy quản lý nhưng phải phù hợp với kế hoạch an ninh của tàu.
Theo đó thì thuyền trưởng tàu biển Việt Nam có quyền cho phép người vào buồng lái nhưng phải phù hợp với kế hoạch an ninh của tàu.
Trong thời gian nghỉ ngơi và đi bờ của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam thuyền trưởng có quyền chỉ định thuyền viên phải ở lại tàu không?
Về vấn đề này tại Điều 48 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT có quy định về thời giờ nghỉ ngơi, đi bờ của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam như sau:
Nghỉ bù, nghỉ ngơi, đi bờ và nghỉ phép của thuyền viên
1. Việc nghỉ bù, nghỉ ngơi và đi bờ của thuyền viên do thuyền trưởng quyết định, nhưng phải phù hợp với các quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Khi cần thiết thuyền trưởng có quyền chỉ định thuyền viên phải ở lại tàu để làm nhiệm vụ.
2. Khi đi bờ hoặc trở lại tàu, thuyền viên phải báo cáo sỹ quan trực ca phụ trách.
3. Khi tàu chuẩn bị rời cảng, thuyền viên phải có mặt ở tàu đúng giờ theo quy định của thuyền trưởng.
4. Khi neo đậu trong vùng nước cảng biển, trên tàu luôn duy trì ít nhất 2/3 số lượng thuyền viên của tàu thuyền với các chức danh phù hợp, trong đó phải có thuyền trưởng hoặc đại phó và máy trưởng hoặc máy hai để điều động tàu thuyền hoặc xử lý các trường hợp khẩn cấp.
5. Mỗi thuyền viên trước khi rời tàu để nghỉ phép hoặc chuyển tàu, chuyển đổi chức danh phải bàn giao cho người thay thế bằng biên bản có xác nhận của sỹ quan phụ trách liên quan về các nội dung sau đây:
a) Nhiệm vụ đang đảm nhiệm;
b) Máy móc, thiết bị, dụng cụ được phân công phụ trách và những lưu ý cần thiết;
c) Tài sản, đồ dùng của tàu đã được cấp phát để sử dụng, kể cả chìa khóa buồng ở.
Như vậy trong thời gian nghỉ ngơi và đi bờ của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam, khi cần thiết thuyền trưởng có quyền chỉ định thuyền viên phải ở lại tàu để làm nhiệm vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?