Thương nhân muốn xuất khẩu gạo thuê cơ sở chế biến gạo thì phải có thời hạn thuê bao nhiêu năm?
- Thương nhân muốn xuất khẩu gạo thuê cơ sở chế biến gạo thì phải có thời hạn thuê bao nhiêu năm?
- Ai có trách nhiệm hậu kiểm cơ sở chế biến gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo?
- Thương nhân kê khai không đúng thực tế cơ sở chế biến gạo thì có bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo không?
Thương nhân muốn xuất khẩu gạo thuê cơ sở chế biến gạo thì phải có thời hạn thuê bao nhiêu năm?
Thương nhân muốn xuất khẩu gạo thuê cơ sở chế biến gạo thì phải có thời hạn thuê bao nhiêu năm, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 107/2018/NĐ-CP như sau:
Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
1. Thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật được kinh doanh xuất khẩu gạo khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có ít nhất 01 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
b) Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
2. Kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này có thể thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do thương nhân thuê của tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu 05 năm.
Thương nhân có Giấy chứng nhận không được cho thuê, cho thuê lại kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo đã được kê khai để chứng minh việc đáp ứng điều kiện kinh doanh trong đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận của mình để thương nhân khác sử dụng vào mục đích xin cấp Giấy chứng nhận.
…
Như vậy, theo quy định trên thì thương nhân muốn xuất khẩu gạo thuê cơ sở chế biến gạo thì phải có thời hạn thuê tối thiểu 05 năm.
Thương nhân muốn xuất khẩu gạo thuê cơ sở chế biến gạo thì phải có thời hạn thuê bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Ai có trách nhiệm hậu kiểm cơ sở chế biến gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo?
Ai có trách nhiệm hậu kiểm cơ sở chế biến gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 107/2018/NĐ-CP như sau:
Kiểm tra điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
1. Thương nhân tự kê khai hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã kê khai, về các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quy định tại Điều 6 và việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo quy định tại Điều 4 Nghị định này.
2. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan liên quan tổ chức hậu kiểm kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn của thương nhân sau khi thương nhân được cấp Giấy chứng nhận.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, Sở Công Thương báo cáo Bộ Công Thương kết quả kiểm tra bằng văn bản, đề xuất biện pháp xử lý vi phạm (nếu có) và gửi kèm theo biên bản kiểm tra.
3. Theo kế hoạch định kỳ hàng năm hoặc đột xuất, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra công tác hậu kiểm quy định tại khoản 2 Điều này và việc duy trì đáp ứng các điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân.
Như vậy, theo quy định trên thì Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan liên quan tổ chức hậu kiểm cơ sở chế biến gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn của thương nhân sau khi thương nhân được cấp Giấy chứng nhận.
Thương nhân kê khai không đúng thực tế cơ sở chế biến gạo thì có bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo không?
Thương nhân kê khai không đúng thực tế cơ sở chế biến gạo thì có bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo không, thì theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 8 Nghị định 107/2018/NĐ-CP như sau:
Thu hồi Giấy chứng nhận
1. Bộ Công Thương xem xét, quyết định việc thu hồi Giấy chứng nhận trong các trường hợp sau:
a) Thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đề nghị thu hồi;
b) Thương nhân bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật;
c) Thương nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
d) Thương nhân không xuất khẩu gạo trong thời gian 18 tháng liên tục, trừ trường hợp thương nhân đã thông báo tạm ngừng kinh doanh theo quy định của pháp luật;
đ) Thương nhân không duy trì đáp ứng điều kiện kinh doanh theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 Nghị định này trong quá trình kinh doanh;
e) Thương nhân kê khai không đúng thực tế kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo hoặc có gian lận khác để được cấp Giấy chứng nhận;
g) Thương nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chỉ đạo, điều hành của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
…
Như vậy, trường hợp thương nhân kê khai không đúng thực tế cơ sở chế biến gạo thì bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức có được chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của mình không?
- Người có hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
- Hồ sơ đăng ký đất đai lần đầu của người sử dụng đất là cá nhân gồm những gì? Nộp hồ sơ đăng ký đất đai lần đầu tại đâu?
- Học cao đẳng phải học trong mấy năm? Học cao đẳng cần phải học bao nhiêu tín chỉ để tốt nghiệp?
- Mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu trí được tính như thế nào?