Thực hiện được 40% dự toán của đề án thăm dò khoáng sản thì có được chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản không?
Tổ chức thăm dò khoáng sản có được chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản không?
Tại khoản 1 Điều 42 Luật Khoáng sản 2010 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản, theo đó tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản có các quyền sau đây:
- Sử dụng thông tin về khoáng sản liên quan đến mục đích thăm dò và khu vực thăm dò;
- Tiến hành thăm dò theo Giấy phép thăm dò khoáng sản;
- Chuyển ra ngoài khu vực thăm dò, kể cả ra nước ngoài các loại mẫu vật với khối lượng, chủng loại phù hợp với tính chất, yêu cầu phân tích, thử nghiệm theo đề án thăm dò đã được chấp thuận;
- Được ưu tiên cấp Giấy phép khai thác khoáng sản tại khu vực đã thăm dò theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Khoáng sản 2010;
- Đề nghị gia hạn, trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản;
- Chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản;
- Khiếu nại, khởi kiện quyết định thu hồi Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Quyền khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định nêu trên, tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản được quyền chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác.
Tải về mẫu đơn đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản mới nhất 2023: Tại Đây
Thực hiện được được 40% dự toán của đề án thăm dò khoáng sản thì có được chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản không?
Đề án thăm dò khoáng sản bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 39 Luật Khoáng sản 2010 quy định về đề án thăm dò khoáng sản, theo đó đề án thăm dò khoáng sản phải có các nội dung chính sau đây:
- Hệ phương pháp thăm dò phù hợp để xác định được trữ lượng, chất lượng khoáng sản, điều kiện khai thác, khả năng chế biến, sử dụng các loại khoáng sản có trong diện tích thăm dò;
- Khối lượng công tác thăm dò, số lượng, chủng loại mẫu vật cần lấy phân tích, bảo đảm đánh giá đầy đủ tài nguyên, trữ lượng, chất lượng khoáng sản theo mục tiêu thăm dò;
- Giải pháp bảo vệ môi trường, an toàn lao động, vệ sinh lao động trong quá trình thăm dò;
- Phương pháp tính trữ lượng;
- Giải pháp tổ chức thi công, tiến độ thực hiện đề án;
- Dự toán chi phí thăm dò được lập trên cơ sở đơn giá do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định;
- Thời gian thực hiện đề án thăm dò khoáng sản, thời gian trình phê duyệt trữ lượng khoáng sản và thời gian lập dự án đầu tư khai thác khoáng sản.
Thực hiện được 40% dự toán của đề án thăm dò khoáng sản thì có được chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản không?
Theo Điều 43 Luật Khoáng sản 2010 quy định về chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản như sau:
- Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản phải có đủ điều kiện để được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản theo quy định của Luật này.
- Việc chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản chấp thuận; trường hợp được chấp thuận, tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản mới.
- Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản đã thực hiện được ít nhất 50% dự toán của đề án thăm dò khoáng sản.
- Chính phủ quy định chi tiết việc chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản.
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 158/2016/NĐ-CP quy định cụ thể về chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản như sau:
"1. Điều kiện chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản:
a) Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật khoáng sản; nếu không có đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản thì phải có hợp đồng với tổ chức đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật khoáng sản để tiếp tục thực hiện đề án thăm dò;
b) Tính đến thời điểm chuyển nhượng, tổ chức, cá nhân chuyển nhượng đã hoàn thành các nghĩa vụ quy định tại các điểm b, c, d và e khoản 2 Điều 42; khoản 3 Điều 43 Luật khoáng sản và quy định trong Giấy phép thăm dò khoáng sản;
c) Tại thời điểm chuyển nhượng không có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ liên quan đến hoạt động thăm dò khoáng sản;
d) Tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển nhượng đã nộp đủ hồ sơ chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ khi Giấy phép thăm dò khoáng sản còn hiệu lực ít nhất là 90 ngày."
Theo đó, để được chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản thì cần phải đáp ứng những điều kiện trên đây. Và một trong những điều kiện để được chuyển nhượng đó là tổ chức, cá nhân chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản đã thực hiện được ít nhất 50% dự toán của đề án thăm dò khoáng sản.
Như vậy, trường hợp công ty bạn mới thực hiện được 40% dự toán của đề án thăm dò khoáng sản thì chưa đáp ứng được điều kiện nêu trên. Do đó, công ty bạn chưa thể thực hiện chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?
- Lỗi chở quá số người quy định xe ô tô 2025? Mức phạt lỗi chở quá số người quy định? Có bị trừ điểm GPLX?
- Thống nhất về dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tại Nghị quyết 15/NQ-CP?
- Mẫu bài phát biểu chúc Tết Nguyên đán của Hiệu trưởng hay và ý nghĩa? Tham khảo mẫu bài phát biểu?
- Lùi xe trên đường 1 chiều phạt bao nhiêu? Lỗi lùi xe trên đường 1 chiều ô tô, xe máy theo Nghị định 168?