Thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) chậm tiến độ không vì lý do khách quan thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là gì? Vay ODA là gì?
- Thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) chậm tiến độ không vì lý do khách quan thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Nội dung chính của Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA có bao gồm thời gian thực hiện dự án không?
Vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là gì? Vay ODA là gì?
Vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là gì?
Theo quy định tại khoản 19 Điều 3 Nghị định 114/2021/NĐ-CP thì:
Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA - Official Development Assistance) là nguồn vốn của nhà tài trợ nước ngoài cung cấp cho Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để hỗ trợ phát triển, bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội.
Trong đó:
- Vốn ODA không hoàn lại là khoản vốn ODA không phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ nước ngoài, được cung cấp theo hình thức dự án độc lập hoặc kết hợp với các dự án đầu tư sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài;
- Vốn vay ODA là khoản vay nước ngoài có thành tố ưu đãi đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có điều kiện ràng buộc liên quan đến mua sắm hàng hóa và dịch vụ theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài hoặc đạt ít nhất 25% đối với khoản vay không có điều kiện ràng buộc.
Phương pháp tính thành tố ưu đãi nêu tại Phụ lục I kèm theo Nghị định 114/2021/NĐ-CP;
Vay ODA là gì?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Quản lý nợ công 2017 thì:
Vay hỗ trợ phát triển chính thức hay còn gọi là vay ODA là khoản vay nước ngoài có thành tố ưu đãi đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có điều kiện ràng buộc liên quan đến mua sắm hàng hóa và dịch vụ theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài hoặc ít nhất 25% đối với khoản vay không có điều kiện ràng buộc.
Thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) chậm tiến độ không vì lý do khách quan thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 13 Nghị định 122/2021/NĐ-CP vi phạm về quản lý thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài:
Vi phạm về quản lý thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không tổ chức giám sát, đánh giá chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài theo quy định.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Triển khai chương trình, dự án không đúng các nội dung trong quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, dự án, quyết định chủ trương thực hiện, quyết định phê duyệt Văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật, phi dự án;
b) Thực hiện chương trình, dự án chậm tiến độ không vì lý do khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng.
Như vậy, đối với trường hợp thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) chậm tiến độ không vì lý do khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng thì có thể phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Lưu ý: theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP thì mức phạt trên là mức phạt đối với tổ chức. Mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức.
Thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) chậm tiến độ không vì lý do khách quan thì bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Nội dung chính của Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA có bao gồm thời gian thực hiện dự án không?
Căn cứ tại Điều 18 Nghị định 114/2021/NĐ-CP, khoản 1 Điều 2 Nghị định 20/2023/NĐ-CP thì Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi bao gồm những nội dung chính sau:
- Tên chương trình, dự án.
- Tên nhà tài trợ, đồng tài trợ nước ngoài.
- Tên cơ quan chủ quản.
- Mục tiêu, quy mô.
- Địa điểm.
- Thời gian thực hiện dự án.
- Tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn (tính theo đồng Việt Nam, quy đổi nguyên tệ) gồm:
- Vốn ODA không hoàn lại, vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi;
- Vốn đối ứng.
- Cơ chế tài chính trong nước và phương thức cho vay lại.
- Phương thức thực hiện (đối với dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại).
Như vậy, nội dung chính của Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA bao gồm thời gian thực hiện dự án.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 114/2021/NĐ-CP thì thời gian quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư nhận đủ hồ sơ hợp lệ như sau:
- Chương trình đầu tư công (không bao gồm chương trình mục tiêu quốc gia): Không quá 20 ngày;
- Dự án nhóm A: Không quá 15 ngày;
- Dự án khác: Không quá 10 ngày.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hiệu trưởng có được bổ sung thêm thời gian nâng bậc lương trước thời hạn 3 tháng không? Tỷ lệ nâng bậc lương trước thời hạn hiện nay?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Yên Bái? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Yên Bái như thế nào?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bạc Liêu? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bạc Liêu như thế nào?
- Viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu hay, ý nghĩa? Đặc điểm môn Ngữ Văn là gì?
- Điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có thuộc trường hợp được cấp mới chứng chỉ không?