Thủ tướng quyết định đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ trong trường hợp nào?
- Thẩm quyền quyết định thành lập doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
- Thủ tướng quyết định đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ trong trường hợp nào?
- Phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp gì?
- Nội dung phương án bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp đang hoạt động là gì?
Thẩm quyền quyết định thành lập doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
Theo Điều 7 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền quyết định thành lập doanh nghiệp như sau:
Thẩm quyền quyết định thành lập doanh nghiệp
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập doanh nghiệp quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định này.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ ngoài đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này.
Như vậy, thẩm quyền quyết định thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm: Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Thủ tướng quyết định đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ trong trường hợp nào? (hình từ internet)
Thủ tướng quyết định đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ trong trường hợp nào?
Theo Điều 11 Luật Quản lý sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 quy định về thẩm quyền quyết định đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp như sau:
Thẩm quyền quyết định đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:
a) Doanh nghiệp có tài sản hoạt động sản xuất, kinh, doanh được hình thành từ việc thực hiện dự án quan trọng quốc gia đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư;
b) Công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước và doanh nghiệp có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp có tiêu chí tương đương với dự án quan trọng quốc gia, Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
Như vậy, thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:
- Doanh nghiệp có tài sản hoạt động sản xuất, kinh, doanh được hình thành từ việc thực hiện dự án quan trọng quốc gia đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư;
- Công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước và doanh nghiệp có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.
Phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp gì?
Theo Điều 11 Luật Quản lý sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 quy định về phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp như sau:
Phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp
1. Đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp thuộc phạm vi sau đây:
a) Doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội;
b) Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh;
c) Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên;
d) Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp và cơ chế đặt hàng của Nhà nước đối với doanh nghiệp có chức năng hỗ trợ điều tiết kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội của đất nước quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp thuộc phạm vi sau đây:
- Doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội;
- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh;
- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên;
- Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế.
Nội dung phương án bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp đang hoạt động là gì?
Theo Điều 15 Luật Quản lý sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 quy định như sau;
Trình tự, thủ tục đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp đang hoạt động
1. Doanh nghiệp lập phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ. Phương án phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Đánh giá thực trạng tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Mục tiêu, sự cần thiết, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của việc bổ sung vốn điều lệ;
c) Xác định vốn điều lệ sau khi được bổ sung.
2. Doanh nghiệp trình cơ quan đại diện chủ sở hữu phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ.
3. Cơ quan đại diện chủ sở hữu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ.
...
Như vậy nội dung phương án bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp đang hoạt động như sau:
- Đánh giá thực trạng tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
- Mục tiêu, sự cần thiết, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của việc bổ sung vốn điều lệ;
- Xác định vốn điều lệ sau khi được bổ sung.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 22 về xử lý kỷ luật đảng viên? Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên thế nào? Những điều Đảng viên không được làm?
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ ngày 25/1/2025 như thế nào?
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?