Thủ tục kiểm tra phòng cháy và chữa cháy tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP được sửa đổi theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP ra sao?
Nghị định 50/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 136/2020/NĐ-CP về thủ tục kiểm tra phòng cháy và chữa cháy mới nhất ra sao?
Ngày 10/5/2024 Chính phủ ban hành Nghị định 50/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi 2013 và Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy có hiệu lực từ 15/5/2024.
Theo đó, tại khoản 5 Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm d khoản 8 Điều 1 Nghị định 50/2024/NĐ-CP quy định thủ tục kiểm tra phòng cháy và chữa cháy mới nhất như sau:
(1) Đối với trường hợp kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy:
Cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra quy định tại điểm c và điểm đ khoản 3 Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP trước khi thực hiện kiểm tra định kỳ phải thông báo trước 03 ngày làm việc cho đối tượng được kiểm tra về thời gian, nội dung và thành phần đoàn kiểm tra.
Khi tổ chức kiểm tra về an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở do cấp dưới quản lý thì phải thông báo cho cấp quản lý cơ sở đó biết.
Trường hợp cần thiết thì yêu cầu cấp quản lý cơ sở đó tham gia đoàn kiểm tra, cung cấp tài liệu và tình hình liên quan đến công tác phòng cháy và chữa cháy của cơ sở được kiểm tra.
Kết quả kiểm tra được thông báo cho cấp quản lý cơ sở biết;
Cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra quy định tại các điểm c, d và điểm đ khoản 3 Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP khi thực hiện kiểm tra đột xuất phải thông báo rõ lý do kiểm tra cho đối tượng được kiểm tra.
Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân khi thực hiện công tác kiểm tra đột xuất phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan trực tiếp quản lý;
Đối tượng được kiểm tra phải chuẩn bị đầy đủ các nội dung kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đã được thông báo và bố trí người có thẩm quyền, trách nhiệm để làm việc với cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra;
(2) Đối với trường hợp kiểm tra cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 4 Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP:
Cơ quan Công an đã cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy trước khi thực hiện kiểm tra định kỳ phải thông báo trước 03 ngày làm việc cho đối tượng được kiểm tra về thời gian, nội dung và thành phần đoàn kiểm tra;
Cơ quan, người có thẩm quyền khi thực hiện kiểm tra đột xuất phải thông báo rõ lý do kiểm tra cho đối tượng được kiểm tra.
Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân khi thực hiện công tác kiểm tra đột xuất phải xuất trình giấy giới thiệu của cơ quan trực tiếp quản lý;
Đối tượng được kiểm tra phải chuẩn bị đầy đủ các nội dung kiểm tra điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy, việc thực hiện các hoạt động kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy đã được thông báo và bố trí người có thẩm quyền, trách nhiệm để làm việc với cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra.
(3) Việc kiểm tra định kỳ, đột xuất của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại các điểm c, d và điểm đ khoản 3 và khoản 4 Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP phải được lập thành biên bản.
(Mẫu số PC 10 Tải)
Trường hợp đối tượng kiểm tra không ký biên bản thì phải có xác nhận của hai người làm chứng hoặc chính quyền địa phương.
Nghị định 50/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 136/2020/NĐ-CP về thủ tục kiểm tra phòng cháy và chữa cháy mới nhất ra sao? (Hình từ Internet)
Kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy đối với đối tượng nào?
Theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, đối tượng kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy gồm:
- Cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy;
- Khu dân cư, hộ gia đình, rừng, phương tiện giao thông cơ giới, hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
- Công trình xây dựng trong quá trình thi công thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự;
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.
Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình ra sao?
Theo Điều 7 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình như sau:
(1) Hộ gia đình phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
(2) Hộ gia đình sinh sống kết hợp với sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
- Điều kiện theo quy định tại (1);
- Có nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
- Có giải pháp thoát nạn, ngăn cháy lan, ngăn khói giữa khu vực sinh sống với khu vực sản xuất, kinh doanh.
(3) Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại (1) và (2) phải được chủ hộ gia đình tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.
(4) Hộ gia đình quy định tại (2) đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy tương ứng với loại hình cơ sở theo quy định tại Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn xin điều chỉnh thiết kế xây dựng mới nhất? 02 trường hợp được điều chỉnh thiết kế xây dựng?
- Tổng hợp mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới nhất? Hướng dẫn cách viết mẫu?
- Phương pháp luận triết học là gì? Các phương pháp luận triết học? Mục tiêu của môn Triết học Mác Lênin là gì?
- Kết quả thực hiện công tác bảo dưỡng công trình xây dựng có lập hồ sơ không? Hồ sơ bảo trì công trình xây dựng?
- Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh phải có tên miền như thế nào? Trách nhiệm của cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến?