Thủ tục khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân cấp Trung ương được thực hiện như thế nào?

Tôi muốn hỏi thủ tục khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân cấp Trung ương được thực hiện như thế nào? - câu hỏi của chị M.K (Hà Giang)

Thủ tục khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân cấp Trung ương được thực hiện như thế nào?

Tại tiểu mục 2 Mục A Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 5947/QĐ-BCA-C06 năm 2021 có nêu rõ thủ tục khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân cấp Trung ương được thực hiện như sau:

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an.

Bước 3: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ.

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy hẹn trả kết quả.

- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn để công dân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì từ chối tiếp nhận và nêu rõ lý do.

Bước 4: Cá nhân, tổ chức nhận văn bản trả lời tại Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an hoặc qua đường chuyển phát đến địa chỉ theo yêu cầu (nếu có).

Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).

Thủ tục khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân cấp Trung ương được thực hiện như thế nào?

Thủ tục khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân cấp Trung ương được thực hiện như thế nào?

Hồ sơ khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân cấp Trung ương bao gồm những gì?

Tại tiểu mục 2 Mục A Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 5947/QĐ-BCA-C06 năm 2021 có nêu rõ hồ sơ khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân cấp Trung ương bao gồm:

Thành phần hồ sơ:

* Đối với tổ chức:

- Văn bản đề nghị khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu căn cước công dân (trong đó nêu rõ mục đích, nội dung, phạm vi thông tin cần cung cấp, cam đoan chịu trách nhiệm trong sử dụng nội dung thông tin khi được cung cấp).

- Xuất trình giấy tờ hợp lệ chứng minh thông tin công dân đến nộp hồ sơ.

* Đối với cá nhân:

- Văn bản yêu cầu khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu căn cước công dân (trong đó nêu rõ mục đích, nội dung thông tin khi được cung cấp).

- Xuất trình thẻ Căn cước công dân của công dân để cơ quan Công an kiểm tra, xác định đúng người đề nghị cung cấp thông tin.

Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân cấp Trung ương là gì?

Tại tiểu mục 2 Mục A Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 5947/QĐ-BCA-C06 năm 2021 có nêu rõ yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân cấp Trung ương như sau:

Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thuộc quy định tại điểm a, b, c Khoản 1 Điều 8 Thông tư 59/2021/TT-BCA ngày 15/5/2021 có nhu cầu cung cấp thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân phải được công dân đó đồng ý bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực.

Thông tin của công dân được thu thập, cập nhật trong Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân là gì?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 15 Luật Căn cước công dân 2014 quy đinh như sau:

Thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân
1. Nội dung thông tin được thu thập, cập nhật gồm:
a) Thông tin quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật này;
b) Ảnh chân dung;
c) Đặc điểm nhân dạng;
d) Vân tay;
đ) Họ, tên gọi khác;
e) Số, ngày, tháng, năm và nơi cấp Chứng minh nhân dân;
g) Nghề nghiệp, trừ quân nhân tại ngũ;
h) Trình độ học vấn;
i) Ngày, tháng, năm công dân thông báo mất Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.

Theo đó, thông tin của công dân được thu thập, cập nhật trong Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân gồm:

- Họ, chữ đệm và tên khai sinh;

- Ngày, tháng, năm sinh;

- Giới tính;

- Nơi đăng ký khai sinh;

- Quê quán;

- Dân tộc;

- Tôn giáo;

- Quốc tịch;

- Tình trạng hôn nhân;

- Nơi thường trú;

- Nơi tạm trú;

- Tình trạng khai báo tạm vắng;

- Nơi ở hiện tại;

- Quan hệ với chủ hộ;

- Nhóm máu, khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó;

- Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp;

- Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình;

- Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích

- Ảnh chân dung;

- Đặc điểm nhân dạng;

- Vân tay;

- Họ, tên gọi khác;

- Số, ngày, tháng, năm và nơi cấp Chứng minh nhân dân;

- Nghề nghiệp, trừ quân nhân tại ngũ;

- Trình độ học vấn;

- Ngày, tháng, năm công dân thông báo mất Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.

Cơ sở dữ liệu căn cước công dân Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Cơ sở dữ liệu căn cước công dân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Cơ sở hạ tầng thông tin Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân là gì?
Pháp luật
Thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước được quy định như thế nào? Yêu cầu xây dựng và quản lý Cơ sở dữ liệu căn cước ra sao?
Pháp luật
Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu căn cước công dân có được cung cấp thông tin công dân cho Cơ quan tiến hành tố tụng không?
Pháp luật
Trong hoạt động xây dựng Cơ sở dữ liệu căn cước công dân có bắt buộc phải thu thập và cập nhật thông tin của công dân không?
Pháp luật
Thủ tục khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân cấp Trung ương được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở dữ liệu căn cước công dân có phải tài sản không? Nếu có thì Cơ sở dữ liệu căn cước công dân là tài sản của ai?
Pháp luật
Thông tin báo mất căn cước công dân có được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu căn cước công dân không?
Pháp luật
Khi có nhu cầu công dân có được quyền yêu cầu cung cấp thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu CCCD không?
Pháp luật
Cá nhân phát tán thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân có thể bị xử phạt đến 40.000.000 đồng đúng không?
Pháp luật
Cơ sở dữ liệu căn cước công dân cập nhật những thông tin gì? Hành vi truy cập trái phép vào Cơ sở dữ liệu căn cước công dân bị xử lý thế nào?
Pháp luật
Cá nhân cố ý làm lộ bí mật thông tin thuộc Cơ sở dữ liệu căn cước công dân bị phạt tối đa bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ sở dữ liệu căn cước công dân
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
1,354 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ sở dữ liệu căn cước công dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cơ sở dữ liệu căn cước công dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào