Thông tư 08/2023/TT-BCT: Thay thế Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu từ ngày 16/5/2023?
- Danh mục hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng cấm nhập khẩu hiện nay gồm những mặt hàng nào?
- Thay thế Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu từ ngày 16/5/2023 đúng không?
- Thay đổi Danh mục hàng hóa tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu từ ngày 16/5/2023?
- Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được quy định như thế nào?
Danh mục hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng cấm nhập khẩu hiện nay gồm những mặt hàng nào?
- Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu:
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 12/2018/TT-BCT quy đinh về Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu như sau:
Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu
Ban hành chi tiết Danh mục hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng cấm nhập khẩu theo mã HS thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này.
Theo đó, Danh mục hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng cấm nhập khẩu hiện nay gồm những mặt hàng quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 12/2018/TT-BCT gồm:
Xem toàn bộ Danh mục hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng cấm nhập khẩu hiện nay tại đây: tải
- Danh mục hàng hóa tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu:
Hiện nay, Danh mục hàng hóa tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 12/2018/TT-BCT như sau:
Danh mục hàng hóa tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu
1. Ban hành chi tiết Danh mục hàng hóa tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu theo mã HS tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
...
Theo đó, Danh mục hàng hóa tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu gồm những mặt hàng sau:
Xem toàn bộ Danh mục hàng hóa tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu tại đây: tải
Thông tư 08/2023/TT-BCT: Thay thế Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu từ ngày 16/5/2023?
Thay thế Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu từ ngày 16/5/2023 đúng không?
Vừa qua, ngày 31/3/2023, Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành Thông tư 08/2023/TT-BCT sửa đổi quy định Danh mục chi tiết theo mã số HS của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu kèm theo một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Theo đó, tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BCT có nêu rõ thay thế Danh mục hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng cấm nhập khẩu tại Điều 3 Thông tư 12/2018/TT-BCT bằng Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 08/2023/TT-BCT như sau:
Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 08/2023/TT-BCT quy định Danh mục hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng cấm nhập khẩu gồm những mặt hàng sau:
Xem toàn bộ Danh mục hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng cấm nhập khẩu mới tại đây: tải
Thay đổi Danh mục hàng hóa tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu từ ngày 16/5/2023?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BCT có nêu rõ thay thế Danh mục hàng hóa tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 12/2018/TT-BCT bằng Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 08/2023/TT-BCT như sau:
Xem toàn bộ Danh mục hàng hóa tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu tại đây: tải
Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 13 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Kinh doanh tạm nhập, tái xuất
1. Thương nhân Việt Nam được quyền kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh theo các quy định sau:
a) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện, thương nhân phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại Mục 2 Chương này.
b) Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định này.
c) Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này, thương nhân thực hiện thủ tục tạm nhập, tái xuất tại cơ quan hải quan.
2. Đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ được thực hiện tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định tại Điều 15 Nghị định này, không được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
3. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ khi tạm nhập cho tới khi hàng hóa thực tái xuất ra khỏi Việt Nam. Không chia nhỏ hàng hóa vận chuyển bằng công-ten-nơ trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu tạm nhập đến khu vực chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, địa điểm tái xuất thuộc cửa khẩu, lối mở biên giới theo quy định.
Trường hợp do yêu cầu vận chuyển cần phải thay đổi hoặc chia nhỏ hàng hóa vận chuyển bằng công-ten-nơ để tái xuất thì thực hiện theo quy định của cơ quan hải quan.
4. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá 60 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập. Trường hợp cần kéo dài thời hạn, thương nhân có văn bản đề nghị gia hạn gửi Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục tạm nhập; thời hạn gia hạn mỗi lần không quá 30 ngày và không quá hai 2 lần gia hạn cho mỗi lô hàng tạm nhập, tái xuất.
Quá thời hạn nêu trên, thương nhân phải tái xuất hàng hóa ra khỏi Việt Nam hoặc tiêu hủy. Trường hợp nhập khẩu vào Việt Nam thì thương nhân phải tuân thủ các quy định về quản lý nhập khẩu hàng hóa và thuế.
5. Kinh doanh tạm nhập, tái xuất được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: Hợp đồng xuất khẩu và hợp đồng nhập khẩu ký với thương nhân nước xuất khẩu và nước nhập khẩu. Hợp đồng xuất khẩu có thể ký trước hoặc sau hợp đồng nhập khẩu.
6. Việc thanh toán tiền hàng theo phương thức tạm nhập, tái xuất phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Như vậy, hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ khi tạm nhập cho tới khi hàng hóa thực tái xuất ra khỏi Việt Nam.
Không chia nhỏ hàng hóa vận chuyển bằng công-ten-nơ trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu tạm nhập đến khu vực chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, địa điểm tái xuất thuộc cửa khẩu, lối mở biên giới theo quy định.
Nếu như do yêu cầu vận chuyển mà cần phải thay đổi hoặc chia nhỏ hàng hóa vận chuyển bằng công-ten-nơ để tái xuất thì phải thực hiện theo quy định của cơ quan hải quan.
Thông tư 08/2023/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 16/05/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?