Thông tấn xã Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ đúng không? Chịu sự quản lý nhà nước của ai về báo chí, xuất bản?
Thông tấn xã Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ đúng không?
Vị trí và chức năng của Thông tấn xã Việt Nam được quy định tại Điều 1 Nghị định 87/2022/NĐ-CP như sau:
Vị trí và chức năng
1. Thông tấn xã Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, là cơ quan thông tấn quốc gia, cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện, thực hiện chức năng đăng, phát thông tin, văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước; cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước; thu thập, phổ biến thông tin phục vụ các cơ quan thông tin đại chúng, công chúng và các đối tượng khác trong và ngoài nước.
2. Thông tấn xã Việt Nam có tên viết tắt tiếng Việt là TTXVN; tên giao dịch quốc tế tiếng Anh là Vietnam News Agency, viết tắt là VNA.
3. Thông tấn xã Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông về báo chí, xuất bản.
Theo quy định Thông tấn xã Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ.
Thông tấn xã Việt Nam là cơ quan thông tấn quốc gia, cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện, thực hiện chức năng đăng, phát thông tin, văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước; cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước; thu thập, phổ biến thông tin phục vụ các cơ quan thông tin đại chúng, công chúng và các đối tượng khác trong và ngoài nước.
Thông tấn xã Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của ai về báo chí, xuất bản?
Vị trí và chức năng của Thông tấn xã Việt Nam được quy định tại Điều 1 Nghị định 87/2022/NĐ-CP như sau:
Vị trí và chức năng
1. Thông tấn xã Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, là cơ quan thông tấn quốc gia, cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện, thực hiện chức năng đăng, phát thông tin, văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước; cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước; thu thập, phổ biến thông tin phục vụ các cơ quan thông tin đại chúng, công chúng và các đối tượng khác trong và ngoài nước.
2. Thông tấn xã Việt Nam có tên viết tắt tiếng Việt là TTXVN; tên giao dịch quốc tế tiếng Anh là Vietnam News Agency, viết tắt là VNA.
3. Thông tấn xã Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông về báo chí, xuất bản.
Như vậy, Thông tấn xã Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông về báo chí, xuất bản.
Thông tấn xã Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ đúng không? Chịu sự quản lý nhà nước của ai về báo chí, xuất bản? (Hình từ Internet)
Thông tấn xã Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Thông tấn xã Việt Nam được quy định tại Điều 2 Nghị định 87/2022/NĐ-CP như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Thông tấn xã Việt Nam thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 10/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định về cơ quan thuộc Chính phủ và Nghị định số 47/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2016/NĐ-CP và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn, hằng năm, các dự án, đề án quan trọng của Thông tấn xã Việt Nam và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Đăng, phát văn kiện, thông tin chính thức của Đảng và Nhà nước; thu thập, biên soạn thông tin phổ biến và thông tin báo cáo, tham khảo bằng các loại hình báo chí và truyền thông đa phương tiện, đa nền tảng phục vụ kịp thời yêu cầu lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.
3. Công bố những quan điểm chính thống của Nhà nước về các vấn đề thời sự; chỉnh hướng những thông tin không phù hợp với lợi ích quốc gia; phản bác, cải chính những thông tin sai lệch; khi cần thiết ra tuyên bố bác bỏ những thông tin có dụng ý xuyên tạc.
4. Thu thập, biên soạn, xuất bản, in, phát hành các xuất bản phẩm và các sản phẩm thuộc các loại hình báo chí, truyền thông đa phương tiện phục vụ các cơ quan thông tin đại chúng, công chúng và các đối tượng khác ở trong và ngoài nước.
5. Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan báo chí đối ngoại chủ lực quốc gia; thu thập, biên soạn và phổ biến thông tin về Việt Nam bằng các ngôn ngữ khác nhau cho các cơ quan, tổ chức trong nước, các cơ quan thông tấn, báo chí nước ngoài; người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài.
6. Thực hiện lưu trữ tư liệu thông tin; xây dựng ngân hàng dữ liệu thông tin; quản lý tư liệu ảnh quốc gia và tổ chức khai thác các nguồn tư liệu này phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền đối nội, đối ngoại của Thông tấn xã Việt Nam và đáp ứng nhu cầu của các cơ quan đảng, nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.
7. Thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi bằng tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số.
8. Cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện nhiệm vụ an ninh, quốc phòng.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự phòng bảo hành công trình xây dựng là gì? Tải về giấy đề nghị thanh toán tiền bảo hành công trình xây dựng?
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?
- STT Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo CBCCVC bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Các điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 trên cả nước? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 63 tỉnh thành năm 2025?
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?