Xét nghiệm HPV bao nhiêu tiền? Xét nghiệm HPV là gì? Giới thiệu về xét nghiệm HPV như thế nào?

Tôi muốn hỏi xét nghiệm hpv bao nhiêu tiền? Chi phí xét nghiệm có cao không? - câu hỏi của chị H.Y (Bến Tre)

Xét nghiệm HPV là gì? Giới thiệu về xét nghiệm HPV?

Tại Mục 4 Tài liệu hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1639/QĐ-BYT năm 2021 có nêu rõ về xét nghiệm HPV như sau:

Hiện nay một số xét nghiệm xét nghiệm chẩn đoán có thể phát hiện các týp HPV nguy cơ cao sinh ung thư, chúng có thể được sử dụng trong lâm sàng như là xét nghiệm sàng lọc sơ cấp riêng biệt hoặc phối hợp với phương pháp khác. Xét nghiệm HPV có độ nhạy cao và giá trị dự báo âm tính cao. Nếu xét nghiệm HPV(-) gần như không có nguy cơ hình thành CIN III trong vòng 5 năm sau đó. Điều này cho phép giãn thời gian sàng lọc và giảm số lần sàng lọc trong cuộc đời người phụ nữ.

Giới thiệu

- Kỹ thuật Realtime-PCR: thực hiện trên bệnh phẩm lấy từ âm đạo - cổ tử cung nhằm được dùng để phát hiện một nhóm 14 týp HPV có nguy cơ cao gây ung thư, còn gọi là kỹ thuật đặc hiệu theo nhóm hoặc định týp HPV bằng bệnh phẩm lấy từ âm đạo - cổ tử cung hoặc mảnh sinh thiết cổ tử cung.

- Kỹ thuật định týp từng phần: được FDA Hoa Kỳ khuyến cáo sử dụng trong sàng lọc sơ cấp, định týp HPV 16 và 18 đồng thời với định tính nhiễm ít nhất 12 týp HPV nguy cơ cao còn lại.

Điều kiện

- Phụ nữ từ 25 - 65 tuổi, đã quan hệ tình dục.

- Không có viêm âm đạo cấp, viêm phần phụ cấp.

- Xét nghiệm HPV đơn độc để sàng lọc sơ cấp hoặc phối hợp với tế bào cổ tử cung/VIA.

Phân biệt các trường hợp có bất thường tế bào: sử dụng xét nghiệm HPV ở phụ nữ có các thay đổi tế bào không xác định rõ (ASC-US) sẽ có lợi ích lớn; đa số họ sẽ âm tính đối với HPV, không cần soi cổ tử cung và/hoặc sinh thiết; chỉ một nhóm nhỏ phụ nữ có ASC-US bị nhiễm HPV và cần được thăm dò tiếp theo.

Sàng lọc phối hợp bằng tế bào cổ tử cung và xét nghiệm HPV: Phối hợp xét nghiệm HPV và tế bào cổ tử cung có thể giúp tăng độ đặc hiệu trong việc phát hiện CIN II, III so với xét nghiệm HPV đơn thuần.

Xét nghiệm HPV bao nhiêu tiền? Xét nghiệm HPV là gì? Giới thiệu về xét nghiệm HPV như thế nào?

Xét nghiệm HPV bao nhiêu tiền? Xét nghiệm HPV là gì? Giới thiệu về xét nghiệm HPV như thế nào? (Hình từ Internet)

Xét nghiệm HPV bao nhiêu tiền?

Để chẩn đoán một người có bị nhiễm virus HPV không và nếu có thì thuộc chủng nhóm nào, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp xét nghiệm genotype PCR hệ thống tự động hoặc HPVReal-time PCR

Vậy, xét nghiệm hpv bao nhiêu tiền đối với bệnh viện công?

Tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 21/2023/TT-BYT có nêu rõ giá xét nghiệm HPV đối với bệnh viện công như sau:

- HPV genotype PCR hệ thống tự động:

+ Giá tối thiểu: 1.078.000 đồng

+ Giá tối đa: 1.229.000 đồng

- HPVReal-time PCR

+ Giá tối thiểu: 390.000 đồng

+ Giá tối đa: 440.000 đồng

Xét nghiệm HPV bao nhiêu tiền đối với bảo hiểm y tế

Tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 22/2023/TT-BYT có nêu rõ giá xét nghiệm hpv như sau:

- HPV genotype PCR hệ thống tự động

+ Giá bao gồm chi phí trực tiếp, tiền lương: 1078000 đồng

- HPV Real-time PCR

+ Giá bao gồm chi phí trực tiếp, tiền lương: 390000 đồng

Các bước thực hiện xét nghiệm HPV như thế nào?

Tại tiểu mục 4.3 Mục 4 Tài liệu hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1639/QĐ-BYT năm 2021 có nêu rõ các bước thực hiện xét nghiệm HPV như sau:

Bước 1: Lấy bệnh phẩm:

Cách lấy bệnh phẩm dùng bàn chải cổ tử cung

- Đặt mỏ vịt âm đạo

- Đưa bàn chải vào cổ tử cung

- Ấn nhẹ và xoay bàn trải theo chiều kim đồng hồ 5 lần

- Rút bàn chải ra khỏi cổ tử cung và âm đạo.

- Rửa bàn chải ngay trong dung dịch bảo quản càng nhanh càng tốt bằng cách ấn bàn chải vào đáy lọ 10 lần.

- Xoay tròn, mạnh bàn chải để bệnh phẩm trôi ra nhiều hơn nữa.

- Bỏ bàn chải vào thùng rác y tế.

- Đậy nắp lọ bằng các xoáy nắp chặt.

Chú ý: Khi lấy bệnh phẩm dùng bàn chải phải quay nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ để tránh làm tổn thương niêm mạc cổ tử cung gây chảy máu, nếu lẫn nhiều hồng cầu sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện các bước tiếp theo và kết quả xét nghiệm

Cách lấy bệnh phẩm dùng que bẹt:

- Đặt mỏ vịt âm đạo.

- Đưa que bẹt vào cổ tử cung.

- Ấn nhẹ và xoay que bẹt 1 vòng quanh cổ ngoài tử cung.

- Rút que bẹt ra khỏi cổ tử cung và âm đạo.

- Rửa que bẹt ngay trong dung dịch bảo quản càng nhanh càng tốt bằng cách xoay tròn, mạnh 10 lần.

- Bỏ que bẹt vào thùng rác y tế.

- Đậy nắp lọ bằng các xoáy nắp chặt.

Chú ý: Khi lấy bệnh phẩm dùng que bẹt cần phải quay nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ để tránh làm tổn thương niêm mạc cổ tử cung gây chảy máu, nếu lẫn nhiều hồng cầu sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện các bước tiếp theo và kết quả xét nghiệm.

Cách lấy bệnh phẩm bằng bộ dụng tự lấy mẫu bằng Bộ kit tự lấy phục vụ xét nghiệm ung thư cổ tử cung

- Các bước thu mẫu bằng Bộ kít tự lấy mẫu:

+ rửa tay trước khi thực hiện.

+ Bóc barcode trên ống đựng và dán vào tờ chỉ định.

+ Giữ nắp màu hồng, lấy que tăm bông ra; đặt ống ở bề mặt sạch.

+ Cầm que tăm bông tại vạch dấu màu đỏ; không cầm nắm màu đỏ trong quá trình thu mẫu.

+ Thu mẫu ở một trong hai tư thế sau (đứng hoặc ngồi).

+ Nhẹ nhàng đưa tăm bông bào trong âm đạo cho đến khi ngón tay chạm vào âm hộ, xoay tăm bông 4 vòng trước khi rút ra.

+ Cầm tăm bông ở nắp hồng, đặt tăm bông vào ống nhựa và vặn nắp chặt.

+ Đặt ống vào túi zip cùng với phiếu thông tin.

Bước 2: Vận chuyển và bảo quản mẫu:

Các dung dịch bảo quản chưa có bệnh phẩm hoặc đã có bệnh phẩm có thể để ở nhiệt độ phòng (không quá 30°C) trong thời gian 6 tháng. Phần bệnh phẩm còn lại sau khi đã làm xét nghiệm HPV có thể được bảo quản để thực hiện một số xét nghiệm khác như tế bào học theo phương pháp cổ điến hoặc Liqui-Prep, xét nghiệm Chlammydia, lậu cầu ...

Bước 3: Xét nghiệm:

Thực hiện các bước kỹ thuật định tính/định týp HPV nguy cơ cao theo hướng dẫn kỹ thuật của từng loại xét nghiệm.

Khám sức khỏe định kỳ Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Khám sức khỏe định kỳ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Người làm nghề mai táng, hỏa táng chuyên nghiệp có phải khám sức khỏe định kỳ không?
Pháp luật
Người lao động làm việc trực tiếp sản xuất thực phẩm thì khi khám sức khỏe định kỳ có được khám xét nghiệm viêm gan A hay không?
Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, ai phải khám sức khỏe định kỳ khi lái xe? Tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe?
Pháp luật
Người sử dụng lao động có bắt buộc phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động hay không?
Pháp luật
Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có được khám sức khỏe định kỳ tại Việt Nam theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Tiêm vắc xin HPV để làm gì? Lao động nữ có được xét nghiệm HPV khi khám sức khỏe định kỳ hay không?
Pháp luật
Nhân viên bếp ăn thì khám sức khỏe định kỳ bao nhiêu tháng một lần? Nếu không tổ chức khám sức khỏe thì NSDLĐ bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Danh mục khám chuyên khoa phụ sản trong khám sức khỏe định kỳ cho lao động nữ được cơ quan có thẩm quyền quy định năm 2024 gồm những mục nào?
Pháp luật
Lao động nữ khi khám sức khỏe định kỳ thì được khám chuyên khoa phụ sản những nội dung nào theo quy định?
Pháp luật
Mẫu sổ khám sức khỏe định kỳ năm 2024 theo Thông tư 32/2023/TT-BYT như thế nào? Tải mẫu sổ khám sức khỏe định kỳ ở đâu?
Pháp luật
Xét nghiệm HPV bao nhiêu tiền? Xét nghiệm HPV là gì? Giới thiệu về xét nghiệm HPV như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khám sức khỏe định kỳ
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
2,126 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khám sức khỏe định kỳ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khám sức khỏe định kỳ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào