Lợi ích khi sử dụng hóa đơn điện tử là gì? Nơi nào được triển khai áp dụng hóa đơn điện tử trong năm 2022?

Tôi nghe bảo từ năm 2022 sẽ chuyển từ hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử. Thế thì việc chuyển đổi như vậy có ý nghĩa như thế nào? Và nơi nào sẽ áp dụng việc chuyển đổi này đầu tiên theo quy định của pháp luật?

Việc sử dụng hóa đơn điện tử có ý nghĩa như thế nào?

Theo Công văn 1799/BTC-TCT ngày 24/02/2022 thì việc áp dụng hóa đơn điện tử có ý nghĩa to lớn như sau:

(i) Đối với Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ:

- Giúp người mua dễ dàng tra cứu và đối chiếu được hóa đơn điện tử do người bán cung cấp.

- Sử dụng hóa đơn điện tử giúp doanh nghiệp giảm chi phí hơn so với sử dụng hóa đơn giấy (giảm chi phí giấy in, mực in, vận chuyển, lưu trữ hóa đơn, không cần không gian lưu trữ hóa đơn,...).

- Giúp doanh nghiệp giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính thuế.

- Khắc phục rủi ro làm mất, hỏng, cháy khi sử dụng hóa đơn giấy.

- Sử dụng hóa đơn điện tử tạo sự yên tâm cho người mua hàng hóa, dịch vụ: sau khi nhận hóa đơn điện tử, người mua hàng hóa, dịch vụ có thể kiểm tra ngay trên hệ thống của cơ quan thuế để biết chính xác thông tin về hóa đơn người bán gửi cơ quan thuế.

(ii) Đối với Tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:

- Việc thực hiện đúng các quy định về hóa đơn, chứng từ của các tổ chức, cá nhân sẽ giúp tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân nộp thuế, từ đó giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN được thuận lợi.

- Giảm thủ tục hành chính liên quan tới hóa đơn; giảm chi phí liên quan tới việc gửi, bảo quản, lưu trữ hóa đơn và giảm rủi ro về việc mất hóa đơn.

(iii) Đối với xã hội:

- Góp phần chuyển đổi cách thức phục vụ người dân, phương thức quản lý, tổ chức thực hiện của cơ quan thuế theo hướng tự động nhằm cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi, giảm chi phí, tăng năng suất hoạt động của doanh nghiệp

- Việc thực hiện đúng các quy định về hóa đơn, chứng từ của các tổ chức, cá nhân giúp tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân nộp thuế, từ đó giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp được thuận lợi.

- Đẩy mạnh sự phát triển thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới

- Triển khai hóa đơn điện tử là một trong các nội dung quan trọng nhằm thúc đẩy trong chuyển đổi số tại các doanh nghiệp, chuyển đổi số đối với cơ quan tài chính cũng như trong các cơ quan nhà nước khác.

- Mang nhiều lợi ích chung cho xã hội, như: tiết kiệm chi phí, tài nguyên, nguồn lực và bảo vệ môi trường.

(iv) Đối với cơ quan thuế và các cơ quan nhà nước có liên quan:

- Sử dụng hóa đơn điện tử giúp cơ quan thuế xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn; kết hợp với các thông tin quản lý thuế khác để xây dựng cơ sở dữ liệu đầy đủ về NNT đáp ứng yêu cầu phân tích thông tin phục vụ điều hành, dự báo, hỗ trợ NNT tuân thủ luật về thuế và quản lý rủi ro trong quản lý thuế.

- Góp phần thay đổi phương thức quản lý trên cơ sở ứng dụng CNTT, cải tiến các quy trình nghiệp vụ theo hướng xử lý, kiểm soát dữ liệu tự động giúp cơ quan thuế sử dụng hiệu quả nguồn lực, chi phí,...

- Góp phần ngăn chặn kịp thời hóa đơn của các doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích; góp phần ngăn chặn tình trạng gian lận thuế, trốn thuế.

Việc chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử có ý nghĩa như thế nào?

Việc chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử có ý nghĩa như thế nào?

Nhiệm vụ của các cơ quan ban ngành trong việc triển khai thực hiện hóa đơn điện tử ra sao?

Các nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan ban ngành được Bộ Tài chính chỉ đao trong Công văn 1799/BTC-TCT ngày 24/02/2022 như sau:

- Chỉ đạo Cục Thuế:

+ Báo cáo thường trực Tỉnh ủy, Thành ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thành lập Ban Chỉ đạo triển khai áp dụng hóa đơn điện tử tại địa phương nêu tại Quyết định này do Lãnh đạo tỉnh, thành phố làm Trưởng Ban và thành viên là đại diện lãnh đạo của Cục Thuế và các Sở, ban, ngành có liên quan (sau đây gọi là Ban Chỉ đạo). Ban Chỉ đạo có Tổ thường trực triển khai do Cục trưởng Cục Thuế làm Tổ trưởng và thành viên là đại diện lãnh đạo, công chức các Chi cục, Phòng thuộc Cục Thuế và đại diện các Sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan trên địa bàn;

+ Chủ động phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các báo đài, tổ chức truyền thông tại địa phương để tuyên truyền kịp thời lợi ích của việc thực hiện hóa đơn điện tử và những nội dung mới của hóa đơn điện tử theo quy định tại Luật Quản lý thuế, Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC. Chuẩn bị và cung cấp nội dung tuyên truyền phù hợp từng đối tượng khác nhau và bằng các hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng liên tục trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện;

+ Rà soát, phân loại người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn là đối tượng sử dụng các loại hóa đơn điện tử theo quy định để thông báo đến từng doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh những nội dung từ ngày bắt đầu triển khai thực hiện; chuẩn bị điều kiện về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để thực hiện việc lập, chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế, gửi hóa đơn điện tử cho người mua và các nội dung khác về quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử;

+ Rà soát và thông báo đến các tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử trên địa bàn về việc triển khai hóa đơn điện tử để các tổ chức chuẩn bị cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng được việc cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử cho khách hàng theo quy định tại Luật Quản lý thuế, Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư số 78/2021/TT-BTC;

+ Tổ chức tập huấn cho người nộp thuế và cán bộ thuế quy định về hóa đơn điện tử tại Luật Quản lý thuế, Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC để đảm bảo triển khai thực hiện hóa đơn điện tử có kết quả;

+ Thành lập Trung tâm điều hành triển khai và công bố đường dây nóng tại Cục Thuế và Chi cục Thuế để tiếp nhận và hỗ trợ người nộp thuế triển khai hóa đơn điện tử. Thường xuyên rà soát, nắm bắt các vướng mắc trong quá trình chuẩn bị và trong thời gian đầu thực hiện hóa đơn điện tử để xử lý ngay các vướng mắc phát sinh tại địa phương. Đối với những vấn đề vượt thẩm quyền, báo cáo Ủy ban nhân dân, Tổng cục Thuế và Bộ Tài chính để tháo gỡ kịp thời.

- Chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông, các đài, báo địa phương đẩy mạnh tuyên truyền ý nghĩa, lợi ích của việc áp dụng hóa đơn điện tử và các nội dung mới của Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC .

- Chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo, tuyên truyền các doanh nghiệp mới khi cấp đăng ký kinh doanh biết quyền, nghĩa vụ của mình trong việc sử dụng hóa đơn điện tử kể từ ngày triển khai hóa đơn điện tử tại địa phương.

- Chỉ đạo các cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh, thành phố có nhu cầu sử dụng thông tin hóa đơn điện tử như: cơ quan Quản lý thị trường, cơ quan Hải quan, cơ quan Công an,... chuẩn bị các điều kiện kỹ thuật cần thiết để sẵn sàng thực hiện kết nối, tra cứu thông tin hóa đơn điện tử phục vụ công tác quản lý theo quy định pháp luật ngay sau khi triển khai hóa đơn điện tử tại địa phương.

- Chỉ đạo cơ quan Công an nắm bắt kịp thời các hình thức gian lận mới nhằm mục đích thu lợi bất chính hoặc chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước để có giải pháp ngăn chặn kịp thời.

Danh sách chi tiết các tỉnh thành sẽ thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử

Danh sách chi tiết các tỉnh thành sẽ thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử như sau:

STT

Tỉnh, thành phố

1

An Giang

2

Bà rịa - Vũng tàu

3

Bắc Giang

4

Bắc Kạn

5

Bạc Liêu

6

Bắc Ninh

7

Bến Tre

8

Bình Dương

9

Bình Phước

10

Bình Thuận

11

Cà Mau

12

Cần Thơ

13

Cao Bằng

14

Đà Nẵng

15

Đắk Lắk

16

Đắk Nông

17

Điện Biên

18

Đồng Nai

19

Đồng Tháp

20

Gia Lai

21

Hà Giang

22

Hà Nam

23

Hà Tĩnh

24

Hải Dương

25

Hậu Giang

26

Hòa Bình

27

Hưng Yên

28

Khánh Hòa

29

Kiên Giang

30

Kon Tum

31

Lai Châu

32

Lâm Đồng

33

Lạng Sơn

34

Lào Cai

35

Long An

36

Nam Định

37

Nghệ An

38

Ninh Bình

39

Ninh Thuận

40

Phú Yên

41

Quảng Bình

42

Quảng Nam

43

Quảng Ngãi

44

Quảng Trị

45

Sóc Trăng

46

Sơn La

47

Tây Ninh

48

Thái Bình

49

Thái Nguyên

50

Thanh Hóa

51

Thừa Thiên Huế

52

Tiền Giang

53

Trà Vinh

54

Tuyên Quang

55

Vĩnh Long

56

Vĩnh Phúc

57

Yên Bái

Hóa đơn điện tử Tải về trọn bộ các văn bản Hóa đơn điện tử hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hóa đơn điện tử có phải là hóa đơn giá trị gia tăng không? Cần phải cung cấp những thông tin gì cho người bán hàng để lập hóa đơn điện tử?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh điện lực có được sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế hay không?
Pháp luật
Hướng dẫn về việc xuất hóa đơn khi nhận hàng trả lại theo Công văn 1234/CTTNI-TTHT của cơ quan thuế?
Pháp luật
Cửa hàng bán lẻ xăng dầu có bắt buộc phải lưu trữ hóa đơn điện tử khi bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh?
Pháp luật
Trên hóa đơn điện tử có được viết tắt tên, địa chỉ người mua là cơ sở kinh doanh có mã số thuế hay không?
Pháp luật
Cây xăng có phải xuất hóa đơn xăng dầu sau từng lần bán? Hóa đơn có cần mã số thuế của người mua?
Pháp luật
Hóa đơn dịch vụ ăn uống có cần phải ghi chi tiết những món ăn và thuế suất liên quan hay không?
Pháp luật
Cơ quan thuế báo cáo về việc công ty xuất hóa đơn 34000 tỷ thế nào? Đề nghị sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 80/2021/TT-BTC?
Pháp luật
Lập hóa đơn điều chỉnh giảm thì nội dung hóa đơn có được ghi số âm không? Cách xuất hóa đơn điều chỉnh giảm thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn mua hóa đơn do cơ quan thuế đặt in mới nhất 2023? Hồ sơ đề nghị mua hóa đơn gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hóa đơn điện tử
1,510 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hóa đơn điện tử
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào