Từ 01/7/2023, chính thức tăng lương cơ sở lên 1.800.000 đồng/tháng? Tiền lương của cán bộ, công chức, VC tăng như thế nào từ 01/7/2023?
Chính thức tăng lương cơ sở lên 1.800.000 đồng/tháng từ ngày 01/7/2023
Vào phiên họp Quốc hội ngày 11/11/2022 thuộc kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV đã tiến hành biểu quyết thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 với gần 91% số đại biểu tán thành
Theo như nội dung biểu quyết thì Quốc hội đã đồng ý tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, người nghỉ hưu trước năm 1995 tăng 12.5%. Bên cạnh đó, chính sách an sinh xã hội gắn liền với lương cơ sở cũng sẽ tăng 20.8%.
Ngoài ra, Quốc hội đã thông qua việc tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức từ 1.490.000 đồng/tháng lên thành 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2023.
Từ ngày 01/7/2023, tăng lương cơ sở lên 1.800.000 đồng/tháng? Tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng như thế nào khi tăng lương cơ sở?
Tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng bao nhiêu lần khi tăng lương cơ sở từ ngày 01/7/2023?
Hiện nay, mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP như sau:
Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.
3. Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Theo đó mức lương cơ sở dùng để tính tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng.
Hệ số lương của cán bộ, công chức được thực hiện theo Bảng 2 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP:
Theo đó, đối với cán bộ, công chức hưởng hệ số lương nhóm A3.1 bậc 6 thì tiền lương nhận được hiện nay sẽ là 1.490.000 x 8 = 11.920.000 đồng.
Từ ngày 01/7/2023 thì tiền lương của cán bộ, công chức hưởng hệ số lương nhóm A3.1 bậc 6 nhận được là 1.800.000 x 8 = 14.400.000 đồng/tháng
Như vậy, tiền lương của cán bộ, công chức hưởng hệ số lương nhóm A3.1 bậc 6 từ ngày 01/7/2023 sẽ tăng 1.208 lần so với hiện nay.
Đối với cán bộ, công chức hưởng hế số lương theo nhóm C3 bậc 1 thì tiền lương nhận được hiện này là 1.490.000 x 1.35 = 2.011.500 đồng/tháng
Từ ngày 01/7/2023. thì tiền lương của cán bộ, công chức hưởng hế số lương theo nhóm C3 bậc 1 sẽ là 1.800.000 x 1.35 = 2.430.000 đồng/tháng
Theo đó, tiền lương của cán bộ, công chức hưởng hế số lương theo nhóm C3 bậc 1 sẽ tăng 1.208 lần so với tiền lương hiện nay.
Những đối tượng cán bộ, công chức, viên chức nào sẽ được áp dụng quy định về mức lương cơ sở?
Căn cứ vào Điều 2 Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định về những đối tượng được áp dụng mức lương cơ sở như sau:
- Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008.
- Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008.
- Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật viên chức năm 2010.
- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, gồm: Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
- Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.
- Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.
- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở nào? Thời gian giám sát hải quan của hàng hóa nhập khẩu là bao lâu?
- Điểm tiêu chí người nộp thuế đánh giá hài lòng trong giải quyết hồ sơ TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là gì? Quản lý rủi ro gồm các hoạt động nào?
- Khi nào khởi tố vụ án hình sự đối với tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ?
- Hoạt động thuê ngoài là gì? Quản lý hoạt động thuê ngoài của tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm các hoạt động nào?