Chế độ thôi việc của kế toán trưởng là đảng viên sẽ thực hiện như thế nào theo quy định pháp luật hiện nay?
Chế độ thôi việc đối với kế toán trưởng là công chức được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 59 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định chế độ thôi việc đối với kế toán trưởng là công chức như sau:
- Công chức được hưởng chế độ thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Do sắp xếp tổ chức;
+ Theo nguyện vọng và được cấp có thẩm quyền đồng ý;
+ Theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật này.
- Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng thì phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét, quyết định.
+ Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản, nếu không đồng ý cho thôi việc thì phải nêu rõ lý do;
+ Trường hợp chưa được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý mà tự ý bỏ việc thì không được hưởng chế độ thôi việc và phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
- Không giải quyết thôi việc đối với công chức đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Không giải quyết thôi việc đối với công chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp xin thôi việc theo nguyện vọng.
Ngoài ra, bạn có thể xem thêm quy định chi tiết về vấn đề này tại Điều 3 đến Điều 8 Nghị định 46/2010/NĐ-CP.
Chế độ thôi việc của kế toán trưởng là đảng viên sẽ thực hiện như thế nào theo quy định pháp luật hiện nay? (Hình từ Internet)
Chế độ thôi việc đối với kế toán trưởng là viên chức được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 45 Luật Viên chức 2010 và khoản 6 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định chế độ thôi việc đối với kế toán trưởng là viên chức như sau:
- Viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm khi đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức, hết thời hạn của hợp đồng nhưng người sử dụng lao động không ký kết tiếp hợp đồng làm việc, viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng do ốm đau, bị tai nạn theo quy định tại khoản 4 Điều 29 hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 5 Điều 29 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
- Viên chức không được hưởng trợ cấp thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Bị buộc thôi việc;
+ Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà vi phạm quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 29 của Luật này;
+ Chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại khoản 5 Điều 28 của Luật này."
Và các quy định về chế độ thôi việc của viên chức tại Điều 57, Điều 58 Nghị định 115/2020/NĐ-CP.
Kế toán trưởng nếu là người lao động thì có trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động?
Căn cứ theo Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định trong trường hợp kế toán trưởng nếu là người lao động thì có trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động
1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả."
Như vậy khi chấm dứt hợp đồng lao động thì người lao động được hưởng các chế độ và có các trách nhiệm theo như quy định trên đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn đề nghị đặt chi nhánh, văn phòng đại diện của Hội mới nhất theo Nghị định 126 như thế nào?
- Y án nghĩa là gì? Y án tử hình là gì? Người bị kết án tử hình có thể được đặc xá hoặc ân giảm không?
- Quân khu 7 ở đâu? Quân khu 7 gồm những tỉnh nào? Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng như thế nào?
- Trường Đại học thu học phí sai quy định, ai là người chịu trách nhiệm? Thu học phí sai bị xử lý như thế nào?
- Một năm có tất cả bao nhiêu ngày làm việc? Trừ đi ngày nghỉ phép năm thì người lao động có bao nhiêu ngày làm việc?