Y án nghĩa là gì? Y án tử hình là gì? Người bị kết án tử hình có thể được đặc xá hoặc ân giảm không?
Y án nghĩa là gì? Y án tử hình là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 330 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.
Và Tòa án cấp phúc thẩm sẽ không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm khi xét thấy các quyết định của bản án sơ thẩm có căn cứ và đúng pháp luật. (Theo Điều 356 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)
Hiện nay, các văn bản pháp luật chưa có quy định định nghĩa cụ thể về y án là gì.
Tuy nhiên, y án là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực pháp luật hình sự để chỉ việc quyết định của Tòa án nhân dân cấp trên giữ nguyên mức án của Tòa án nhân dân cấp dưới sau khi xét xử phúc thẩm.
Y án tử hình được hiểu là người phạm tội bị kết án tử hình ở phiên tòa sơ thẩm và sau khi xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm vẫn giữ nguyên bản án tử hình đối với người phạm tội.
Y án nghĩa là gì? Y án tử hình là gì? Người bị kết án tử hình có thể được đặc xá hoặc ân giảm không? (Hình từ internet)
Người bị kết án tử hình có thể được đặc xá hoặc ân giảm không?
Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt. (Theo khoản 1 Điều 3 Luật Đặc xá 2018).
Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 52/2019/NĐ-CP về đối tượng áp dụng như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, người bị kết án phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn, người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù (sau đây gọi chung là người bị kết án phạt tù).
...
Theo đó, các đối tượng được xem xét đặc xá bao gồm:
- Người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn;
- Người bị kết án phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn;
- Người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.
Như vậy, người bị kết án tử hình không thuộc đối tượng được đặc xá theo quy định.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 367 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành thì trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước.
Trường hợp người bị kết án tử hình có đơn xin ân giảm hình phạt tử hình thì bản án tử hình được thi hành sau khi Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm.
Người phạm tội bị kết án tử hình lập những công lớn gì thì có thể chuyển từ án tử hình thành tù chung thân?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị quyết 01/2016/NQ-HĐTP như sau:
Về việc chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân đối với người đã bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành án mà có đủ các Điều kiện quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 40 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13
...
4. “Lập công lớn” là sau khi bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ, người bị kết án đã giúp cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, truy bắt, Điều tra, xử lý tội phạm không liên quan đến tội phạm mà họ bị kết án; cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc cứu được tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên của Nhà nước, của tập thể, của công dân trong thiên tai, hỏa hoạn hoặc sự kiện bất khả kháng khác; có phát minh, sáng chế hoặc sáng kiến có giá trị lớn được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Ngoài những trường hợp nêu trên, có thể xác định những trường hợp khác là “lập công lớn” nhưng phải được các cơ quan tiến hành tố tụng thống nhất áp dụng.
...
Như vậy, người phạm tội bị kết án tử hình đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm c khoản 3 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 để có thể được chuyển từ án tử hình thành tù chung thân phải lập một trong các công lớn sau:
+ Giúp cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, truy bắt, điều tra, xử lý tội phạm không liên quan đến tội mà mình bị kết án.
+ Cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc cứu được tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên của Nhà nước, của tập thể, của công dân trong thiên tai, hỏa hoạn hoặc sự kiện bất khả kháng khác;
+ Có phát minh, sáng chế hoặc sáng kiến có giá trị lớn được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
+ Những trường hợp khác được các cơ quan tiến hành tố tụng thống nhất áp dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?