Trường hợp dự án thuộc mục chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư có đảm bảo đủ điều kiện thẩm định, trình phê duyệt hay không?

Tôi được biết tổ công tác của Chính phủ vừa ra Công văn hướng dẫn một số nội dung về triển khai, thực hiện dự án đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật. Vậy trong trường hợp Luật Đầu tư không quy định nội dung đánh giá sự phù hợp về quy hoạch sử dụng đất; trường hợp dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư không quy định rõ khu đất đề xuất thực hiện dự án không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất thì có đảm bảo đủ điều kiện thẩm định, trình phê duyệt năm 2022 hay không?

Nội dung thẩm định chủ trương đầu tư bao gồm những gì?

Căn cứ khoản 3 Điều 33 Luật Đầu tư 2020 (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022) quy định nội dung thẩm định chủ trương đầu tư bao gồm:

- Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (nếu có);

- Đánh giá nhu cầu sử dụng đất;

- Đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư; đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Đánh giá về ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có);

- Đánh giá về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định hoặc lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;

- Đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với mục tiêu, định hướng phát triển đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; sơ bộ phương án phân kỳ đầu tư bảo đảm yêu cầu đồng bộ; sơ bộ cơ cấu sản phẩm nhà ở và việc dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội; sơ bộ phương án đầu tư xây dựng, quản lý hạ tầng đô thị trong và ngoài phạm vi dự án đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị.

- Đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với yêu cầu bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa và các điều kiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Như vậy, nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.

Trường hợp dự án thuộc mục chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư có đảm bảo đủ điều kiện thẩm định, trình phê duyệt hay không?

Trường hợp dự án thuộc mục chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư có đảm bảo đủ điều kiện thẩm định, trình phê duyệt hay không?

Quy hoạch tỉnh bao gồm những nội dung nào?

Căn cứ Điều 28 Nghị định 37/2019/NĐ-CP, quy hoạch tỉnh bao gồm những nội dung chính sau đây:

- Phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của địa phương:

+ Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội, tài nguyên thiên nhiên và môi trường;

+ Vị thế, vai trò của tỉnh đối với vùng, quốc gia;

+ Các yếu tố, điều kiện của vùng, quốc gia, quốc tế tác động đến phát triển tỉnh;

+ Các nguy cơ và tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh.

- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng hệ thống đô thị và nông thôn:

+ Đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế và thực trạng phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn tỉnh; khả năng huy động nguồn lực;

+ Đánh giá thực trạng các ngành và lĩnh vực xã hội của tỉnh gồm dân số, lao động, việc làm, y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, khoa học và công nghệ;

+ Đánh giá tiềm năng đất đai và hiện trạng sử dụng đất của tỉnh, tính hợp lý và hiệu quả sử dụng đất của tỉnh;

+ Đánh giá thực trạng phát triển và sự phù hợp về phân bố phát triển không gian của hệ thống đô thị và nông thôn, các khu chức năng, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên địa bàn tỉnh;

+ Xác định những tồn tại, hạn chế cần giải quyết; phân tích, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức.

- Quan điểm, mục tiêu và lựa chọn phương án phát triển tỉnh:

+ Xây dựng quan điểm về phát triển tỉnh, tổ chức, sắp xếp không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh trong thời kỳ quy hoạch;

+ Xây dựng các kịch bản phát triển và lựa chọn phương án phát triển tỉnh;

+ Mục tiêu tổng quát phát triển tỉnh trong thời kỳ quy hoạch 10 năm, tầm nhìn từ 20 đến 30 năm;

+ Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường gắn với tổ chức, sắp xếp không gian phát triển của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch;

+ Xác định các nhiệm vụ trọng tâm cần giải quyết và các khâu đột phá của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch.

- Phương hướng phát triển các ngành quan trọng trên địa bàn tỉnh:

+ Xác định ngành quan trọng của tỉnh và mục tiêu phát triển;

+ Sắp xếp và tổ chức không gian phát triển ngành quan trọng của tỉnh;

+ Đề xuất giải pháp phát triển ngành quan trọng của tỉnh.

- Lựa chọn phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội:

+ Bố trí không gian các công trình, dự án quan trọng, các vùng bảo tồn đã được xác định ở quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn tỉnh;

+ Xây dựng phương án kết nối hệ thống kết cấu hạ tầng của tỉnh với hệ thống kết cấu hạ tầng quốc gia và vùng;

+ Xây dựng phương án tổ chức không gian các hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh, xác định khu vực khuyến khích phát triển và khu vực hạn chế phát triển;

+ Đề xuất phương án tổ chức liên kết không gian các hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh, cơ chế phối hợp tổ chức phát triển không gian liên huyện;

+ Lựa chọn phương án sắp xếp không gian phát triển và phân bổ nguồn lực cho các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường ở cấp tỉnh, liên huyện.

- Phương án bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh:

+ Xây dựng nguyên tắc và cơ chế phối hợp thực hiện biện pháp quản lý và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh;

+ Phương án về phân vùng môi trường theo vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng khác đã được định hướng trong quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia;

+ Xác định mục tiêu, chỉ tiêu bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh; xác định tên gọi, vị trí địa lý, quy mô diện tích, mục tiêu, tổ chức và biện pháp quản lý đối với các khu vực đa dạng sinh học cao, vùng đất ngập nước quan trọng, khu vực cảnh quan sinh thái quan trọng, hành lang đa dạng sinh học, khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh;

+ Phương án về vị trí, quy mô, loại hình chất thải, công nghệ dự kiến, phạm vi tiếp nhận chất thải để xử lý của các khu xử lý chất thải tập trung cấp quốc gia, cấp vùng đã được định hướng trong quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia trên địa bàn tỉnh;

+ Phương án về điểm, thông số, tần suất quan trắc chất lượng môi trường đất, nước, không khí quốc gia, liên tỉnh và tỉnh đã được định hướng trong quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia;

+ Phương án phát triển bền vững rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất và phát triển kết cấu hạ tầng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh;

+ Sắp xếp, phân bố không gian các khu nghĩa trang, khu xử lý chất thải liên huyện.

- Phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng, tài nguyên trên địa bàn tỉnh:

+ Phân vùng khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên trên địa bàn tỉnh;

+ Khoanh định chi tiết khu vực mỏ, loại tài nguyên khoáng sản cần đầu tư thăm dò, khai thác và tiến độ thăm dò, khai thác; khu vực thăm dò khai thác được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm khép góc thể hiện trên bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia với tỷ lệ thích hợp.

- Phương án phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh:

+ Phân vùng rủi ro đối với từng loại hình thiên tai trên địa bàn;

+ Xây dựng nguyên tắc và cơ chế phối hợp thực hiện biện pháp quản lý rủi ro thiên tai;

+ Xây dựng phương án quản lý rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh;

+ Xây dựng phương án phòng chống lũ của các tuyến sông có đê, phương án phát triển hệ thống đê điều và kết cấu hạ tầng phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh.

- Danh mục dự án của tỉnh và thứ tự ưu tiên thực hiện:

+ Xây dựng tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch;

+ Luận chứng xây dựng danh mục dự án quan trọng của tỉnh, sắp xếp thứ tự ưu tiên và phân kỳ thực hiện các dự án.

Việc thẩm định sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt được thực hiện như thế nào?

Căn cứ khoản 7 Điều 31 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, việc thẩm định sự phù hợp của dự án đầu tư với các quy hoạch theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 Luật Đầu tư được thực hiện như sau:

- Trường hợp quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh chưa được quyết định hoặc phê duyệt theo quy định của Luật Quy hoạch thì việc đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với các quy hoạch đó được thực hiện trên cơ sở đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với các quy hoạch theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 59 của Luật Quy hoạch về việc thực hiện quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và Nghị quyết của Chính phủ ban hành Danh mục các quy hoạch được tích hợp vào các quy hoạch này;

- Trường hợp các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo quy định tại điểm a khoản này hết thời hạn trước khi quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh được quyết định hoặc phê duyệt thì quy hoạch đó được kéo dài thời hạn cho đến khi quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh được quyết định hoặc phê duyệt;

- Đối với quy hoạch đô thị, nội dung thẩm định phải có đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch chi tiết (nếu có), quy hoạch phân khu (nếu có); trường hợp quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch chung.

Như vậy, căn cứ nội dung trả lời tại tiểu mục 21 mục I Phụ lục ban hành kèm theo Công văn 2541/CV-TCT ngày 18 tháng 04 năm 2022 việc quy hoạch sử dụng đất đã được tích hợp vào quy hoạch tỉnh và bao gồm các nội dung về phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện... Do đó, khi đánh giá sự phù hợp của dự án với quy hoạch tỉnh tại khoản 3 Điều 33 Luật Đầu tư đã bao gồm các nội dung về sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất. Trường hợp quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh chưa được quyết định hoặc phê duyệt theo quy định của Luật Quy hoạch thì việc đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với các quy hoạch đó được thực hiện trên cơ sở đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với các quy hoạch theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 59 của Luật này về việc thực hiện quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và Nghị quyết của Chính phủ ban hành Danh mục các quy hoạch được tích hợp vào các quy hoạch này.

Quy hoạch sử dụng đất
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quy hoạch sử dụng đất quốc gia có bao gồm nội dung về dự báo xu thế biến động của việc sử dụng đất không?
Pháp luật
Quy hoạch sử dụng đất là gì? Thời kỳ quy hoạch sử dụng đất là bao lâu? Căn cứ để lập quy hoạch sử dụng đất có phụ thuộc vào điều kiện kinh tế- xã hội?
Pháp luật
Để lập quy hoạch sử dụng đất quốc phòng thì cần căn cứ quy định nào theo Luật Đất đai mới nhất?
Pháp luật
Thời kỳ quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh là bao nhiêu năm theo Luật Đất đai mới nhất? Việc lấy ý kiến quy hoạch được thực hiện trong bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Có bao nhiêu nguyên tắc lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất theo Luật Đất đai 2024? Hệ thống quy hoạch kế hoạch sử dụng đất như thế nào?
Pháp luật
Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện theo Luật Đất đai 2024 thế nào? Kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện ra sao?
Pháp luật
Quy hoạch sử dụng đất quốc gia nhằm mục đích gì? Có thể xác định được những diện tích đất nào chưa sử dụng hay không?
Pháp luật
Thế nào là quy hoạch sử dụng đất? Khi nào đất thuộc quy hoạch không bị thu hồi? Khi có đất bị thu hồi thì người dân sẽ được hưởng những quyền gì?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cung cấp thông tin quy hoạch sử dụng đất mới nhất 2023? Tải mẫu đơn đề nghị ở đâu?
Pháp luật
Tầm nhìn của quy hoạch sử dụng đất quốc gia là từ bao nhiêu năm? Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quy hoạch sử dụng đất
2,840 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quy hoạch sử dụng đất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: