Những trường hợp Tòa án bị sai sót trong hủy bản án, quyết định vụ việc tranh chấp hợp đồng tín dụng?

Tôi có đọc tin tức và được biết rằng VKSNDTC mới ban hành hướng dẫn về một số nội dung kiểm sát trong giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại về tranh chấp hợp đồng tín dụng. Hiện nay có những sai sót trong công tác hủy bản án, quyết định của Tòa án trong tranh chấp hợp đồng tín dụng và có những vụ án có yếu tố hình sự nhưng lại giải quyết theo dân sự. Tôi muốn hỏi tại văn bản hướng dẫn này VKSNDTC nêu ra các tồn tại và biện pháp khắc phục với các trường hợp trên hay không?

Đặc trưng của các loại án kinh doanh thương mại về "tranh chấp hợp đồng tín dụng"?

Căn cứ vào nội dung Hướng dẫn 25/HD-VKSTC năm 2022 thì các loại án về kinh doanh, thương mại về tranh chấp hợp đồng tín dụng có một số điểm đặc trưng như sau:

- Về quan hệ tranh chấp: “Tranh chấp hợp đồng tín dụng cũng là một dạng về tranh chấp hợp đồng và về bản chất cũng là quan hệ vay mượn, đa số có lãi giống như các hợp đồng vay tài sản thông thường, nhưng nhằm mục đích phục vụ sản xuất, kinh doanh (lợi nhuận). Bên cạnh hợp đồng tín dụng, thường kèm theo hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản, tín chấp, bảo lãnh... của chính người vay tiền hoặc bên thứ 3. Về hình thức, hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm (phổ biến là hợp đồng thế chấp, cầm cố) được thể hiện thành văn bản, nội dung hợp đồng thường áp dụng theo mẫu của tổ chức tín dụng. Nội dung tranh chấp bao gồm việc thanh toán vốn, lãi suất, tiền phạt và xử lý tài sản bảo đảm.

- Về chủ thể tranh chấp: Nguyên đơn khởi kiện thường là tổ chức tín dụng (bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân), các tổ chức này trong quá trình hoạt động đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua việc cấp vốn tín dụng và bảo đảm an toàn của hệ thống ngân hàng.

- Về pháp luật giải quyết tranh chấp: Do đặc điểm quan hệ tranh chấp nêu trên, nên pháp luật áp dụng giải quyết chủ yếu là Bộ luật Dân sự (BLDS), các luật chuyên ngành, như Luật các Tổ chức tín dụng, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, pháp luật về giao dịch bảo đảm.

- Về phương thức, thẩm quyền giải quyết tranh chấp: Phương thức giải quyết tranh chấp bằng tố tụng Tòa án hoặc Trọng tài. Trên thực tế, đương sự thường lựa chọn phương thức tố tụng Tòa án để giải quyết. Trong phương thức Tòa án, đa số các tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của TAND cấp huyện được quy định tại khoản 1 Điều 30 và khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Hủy bản án, quyết định của Tòa án trong và 'tranh chấp hợp đồng tín dụng'

Hủy bản án, quyết định của Tòa án trong và 'tranh chấp hợp đồng tín dụng'

Những sai sót trong hủy bản án, quyết định trong "tranh chấp hợp đồng tín dụng"?

Căn cứ vào nội dung Hướng dẫn 25/HD-VKSTC năm 2022 như sau:

- Có trường hợp khi giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng gồm 2 phần, phần nợ vay và phần tài sản bảo đảm, Tòa án cấp dưới đã giải quyết đúng phần nợ vay, còn phần tài sản bảo đảm giải quyết chưa đúng. Nhưng khi Tòa án cấp trên giải quyết lại tuyên hủy toàn bộ bản án, quyết định là không đúng, dẫn đến vụ án bị hủy ở cấp giám đốc thẩm để giải quyết lại.

- Ví dụ: Vụ án “Tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa nguyên đơn là Ngân TV với bị đơn là Công ty ZT. Tại Bản án sơ thẩm số 04/2016/KDTM-ST ngày 26/12/2016, TAND tỉnh V đã tuyên:

+ Buộc Công ty ZT phải trả cho Ngân hàng TV nợ gốc 697.564.464ả, nợ lãi: 489.464.4314. Tổng cộng: 1.187.028.8954. Công ty ZT còn phải chịu lãi theo hợp đồng tín dụng.

+ Không chấp nhận yêu cầu được phát mãi tài sản thế chấp của hộ gia đình ông Nguyễn Xuân C. Tuyên bố Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất vô hiệu.

+ Tại Bản án phúc thẩm số 311/2017/KDTM-PT ngày 25/10/2017 tuyên hủy toàn bộ Bản án sơ thẩm số 04/2016/KDTM-ST ngày 26/12/2016 của TAND tỉnh V.

+ Trong vụ án này, cấp sơ thẩm giải quyết đúng phần nợ gốc, lãi, chỉ sai phần xử lý tài sản thế chấp, lẽ ra cấp phúc thẩm chỉ hủy phần này. Việc Bản án phúc thẩm hủy toàn bộ Bản án sơ thẩm là không đúng.

Do đó, để tránh xảy ra những sai sót như trên, Kiểm sát viên cần lưu ý, đa số tranh chấp hợp đồng tín dụng, thường Tòa án giải quyết 02 phần, phần tranh chấp khoản tiền vay (gồm gốc, lãi trong hạn, lãi quá hạn, các khoản phí) và phần xử lý tài sản bảo đảm. Đây là 2 phần độc lập không ảnh hưởng đến việc giải quyết, nên nếu chỉ giải quyết sai phần xử lý tài sản bảo đảm thì chỉ tuyên hủy một phần bản án, quyết định, không hủy toàn bộ bản án, quyết định.

Trường hợp vụ án có dấu hiệu hình sự nhưng vẫn giải quyết theo tố tụng dân sự trong "tranh chấp hợp đồng tín dụng"?

Căn cứ vào nội dung Hướng dẫn 25/HD-VKSTC năm 2022 như sau:

- Hiện nay, không ít vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng có dấu hiệu hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 về các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174), Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175), Vi phạm quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Điều 206).

- Chẳng hạn, hành vi của ông A đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai cho ông B, nhưng sau đó lại sử dụng tài sản này thế chấp vay ngân hàng, hoặc trường hợp giám đốc chi nhánh ngân hàng cấp tín dụng cho những trường hợp vượt quá thẩm quyền gây thiệt hại nghiêm trọng. Những trường hợp này, có Tòa án vẫn giữ lại để xử lý theo thủ tục tố tụng dân sự là “dân sự hóa hình sự”. Dẫn đến bản án, quyết định bị hủy sửa, như vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa nguyên đơn Ngân hàng S với bị đơn Công ty Đ đã nêu ở mục 2 phần II của hướng dẫn này.

Do đó, trong vụ án về tín dụng có dấu hiệu hình sự như giả mạo giấy tờ, thể chấp nhiều nơi, cho vay không đúng quy trình việc xử lý bằng thủ tục tố tụng dân sự là không bảo đảm, không đúng bản chất và áp dụng không đúng pháp luật, nên cần phải kiên quyết yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra xem xét, giải quyết theo đúng quy định.

Hợp đồng tín dụng Tải về quy định liên quan đến Ngân hàng:
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng vốn vay không đúng như cam kết trong Hợp đồng tín dụng thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Lãi suất trong hợp đồng tín dụng của ngân hàng thương mại có được vượt ngưỡng 20%/năm hay không?
Pháp luật
Tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và công ty TNHH 2 thành viên do Tòa án nào thụ lý giải quyết?
Pháp luật
Mẫu hợp đồng vay tín dụng năm 2022? Điều kiện để được vay tín dụng? Hợp đồng vay tín dụng có phải công chứng hay không?
Pháp luật
Chi nhánh có được ký hợp đồng tín dụng vay vốn ngân hàng không? Trường hợp muốn ký thỏa thuận cho vay bằng tiếng Anh có được không?
Pháp luật
Tổ chức tín dụng có quyền quyết định miễn, giảm lãi tiền vay, phí cho khách hàng hay không? Việc gia hạn Hợp đồng tín dụng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hiện nay theo quy định pháp luật thì việc xử lý khi chấm dứt hợp đồng tín dụng trước thời hạn ra sao?
Pháp luật
Những trường hợp Tòa án bị sai sót trong hủy bản án, quyết định vụ việc tranh chấp hợp đồng tín dụng?
Pháp luật
Cách xác định việc thế chấp tài sản của bên thứ ba vô hiệu trong tranh chấp hợp đồng tín dụng như thế nào cho đúng?
Pháp luật
Tòa án tiến hành thẩm định tại chỗ tài sản thế chấp trong tranh chấp hợp đồng tín dụng như thế nào cho đúng? Trường hợp nào được phép tuyên hợp đồng thế chấp bị vô hiệu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp đồng tín dụng
1,995 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hợp đồng tín dụng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào