Chuyên gia sở hữu trí tuệ được bổ nhiệm làm Hòa giải viên tại tòa án cần có tối thiểu bao nhiêu năm kinh nghiệm?
- Chuyên gia sở hữu trí tuệ được bổ nhiệm làm Hòa giải viên tại tòa án cần có tối thiểu bao nhiêu năm kinh nghiệm?
- Chuyên gia sở hữu trí tuệ được bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án hưởng thù lao như thế nào khi hòa giải thành một vụ việc?
- Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên có bao gồm Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại không?
Chuyên gia sở hữu trí tuệ được bổ nhiệm làm Hòa giải viên tại tòa án cần có tối thiểu bao nhiêu năm kinh nghiệm?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 có quy định về điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên như sau:
Điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Hòa giải viên:
a) Đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên Viện kiểm sát, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên; luật sư, chuyên gia, nhà chuyên môn khác có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác; người có hiểu biết về phong tục tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư;
b) Có kinh nghiệm, kỹ năng hòa giải, đối thoại;
c) Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại do cơ sở đào tạo của Tòa án nhân dân tối cao cấp, trừ người đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án ngạch Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp, Thư ký Tòa án ngạch Thư ký viên chính, Thư ký viên cao cấp, Kiểm sát viên, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên.
2. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được bổ nhiệm làm Hòa giải viên:
a) Không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, hạ sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân, công nhân công an.
3. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết Điều này.
Và, căn cứ quy định tại Điều 3 Thông tư 01/2023/TT-TANDTC có quy định như sau:
Xác định chuyên gia, nhà chuyên môn khác quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án
Chuyên gia, nhà chuyên môn khác là người được đào tạo chuyên sâu, có kỹ năng thực hành công việc, có kinh nghiệm thực tiễn, lý luận chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể.
Ví dụ: chuyên gia tâm lý học, chuyên gia tài chính, chuyên gia sở hữu trí tuệ,...
Như vậy, theo quy định nêu trên, chuyên gia sở hữu trí tuệ được xác định là chuyên gia, chuyên muôn khác.
Vì vậy, chuyên gia tâm lý cần có tối thiểu 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác và đáp ứng đủ các điều kiện khác được quy định tại khoản 1 và không thuộc đối tượng tại khoản 2 Điều 10 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 thì có thể được bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án.
Chuyên gia sở hữu trí tuệ được bổ nhiệm làm Hòa giải viên tại tòa án cần có tối thiểu bao nhiêu năm kinh nghiệm? (Hình từ Internet).
Chuyên gia sở hữu trí tuệ được bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án hưởng thù lao như thế nào khi hòa giải thành một vụ việc?
Căn cứ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 9 Nghị định 16/2021/NĐ-CP quy định về thù lao hòa giải viên cụ thể như sau:
Thù lao Hòa giải viên
...
2. Mức thù lao của Hòa giải viên:
a) Đối với vụ việc chấm dứt hòa giải, đối thoại theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án: Hòa giải viên được hưởng mức thù lao cụ thể trong khung mức thù lao từ 1.000.000 đồng/01 vụ việc đến tối đa 1.500.000 đồng/01 vụ việc;
b) Đối với vụ việc chấm dứt hòa giải, đối thoại theo quy định tại khoản 6 Điều 40 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án: Hòa giải viên được hưởng mức thù lao cụ thể trong khung mức thù lao từ 500.000 đồng/01 vụ việc đến dưới 1.000.000 đồng/01 vụ việc;
Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn các Tòa án nhân dân chi trả mức thù lao cụ thể tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định này căn cứ vào số lượng phiên hòa giải, đối thoại và tính chất phức tạp của vụ việc hòa giải, đối thoại.
c) Đối với vụ việc chấm dứt hòa giải, đối thoại theo quy định tại khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 40 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án: Hòa giải viên được hưởng mức thù lao 500.000/01 vụ việc.
...
Bên cạnh đó, tại Điều 40 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 có quy định về chấm dứt hòa giải, đối thoại tại Tòa án như sau:
Chấm dứt hòa giải, đối thoại tại Tòa án
Việc hòa giải, đối thoại chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Hòa giải thành, đối thoại thành;
...
Theo quy định trên, khi hòa giải thành một vụ việc thì chuyên gia sở hữu trí tuệ được bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án hưởng thù lao mức thù lao từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng trên mỗi vụ việc.
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên có bao gồm Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định về hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên như sau:
Bổ nhiệm Hòa giải viên
1. Người có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này nộp hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án nơi họ có nguyện vọng làm Hòa giải viên.
2. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên bao gồm:
a) Đơn đề nghị bổ nhiệm;
b) Sơ yếu lý lịch và Phiếu lý lịch tư pháp;
c) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp;
d) Giấy tờ chứng minh có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 của Luật này;
đ) Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 10 của Luật này.
...
Căn cứ quy định trên, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên bao gồm:
- Đơn đề nghị bổ nhiệm;
- Sơ yếu lý lịch và Phiếu lý lịch tư pháp;
- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp;
- Giấy tờ chứng minh có đủ điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên;
- Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại
Như vậy, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên có bao gồm Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thông báo kết quả giám sát chuyên đề trong tổ chức công đoàn theo Quyết định 684? Tải về mẫu thông báo?
- Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm gì trong việc khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm theo quy định hiện nay?
- Thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường cần yêu cầu gì? Cửa hàng kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm điều kiện gì?
- Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội ra sao?
- Mẫu biên bản bầu các chức danh Ban sáng lập quỹ từ thiện mới nhất là mẫu nào Theo Nghị định 136?